Theo Nikkei, các nhà đầu tư đã hạn chế nắm giữ các loại tiền tệ của nhiều quốc gia châu Á trong bối cảnh đồng USD mạnh lên nhờ kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất sớm hơn dự kiến để ứng phó với lạm phát.
Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng tăng đột biến và giá năng lượng leo thang ở một số quốc gia cũng góp phần gây sức ép lên các đồng tiền trong khu vực.
Các số liệu cho thấy, đồng Yen Nhật Bản đã giảm khoảng 3% trong tháng trước, có thời điểm giảm xuống mức thấp nhất 4 năm, trong khi đồng Won Hàn Quốc và Baht Thái Lan đã mất lần lượt 8 và 10% giá trị kể từ đầu năm tới nay.
Ken Cheung - Giám đốc chiến lược ngoại hối châu Á tại Ngân hàng Mizuho (Hong Kong), cho biết một đợt tăng lãi suất sớm hơn dự kiến của Mỹ trong bối cảnh "áp lực lạm phát toàn cầu gia tăng là mối quan tâm chính xung quanh các đồng tiền châu Á".
Điều này đã thúc đẩy một số quốc gia bắt đầu tiến tới bình thường hóa chính sách tiền tệ để quản lý áp lực lạm phát. Trong một động thái bất ngờ, ngân hàng trung ương Singapore đã thắt chặt chính sách tiền tệ trong tháng này lần đầu tiên sau ba năm, cùng với các nước khác trong khu vực như Hàn Quốc và New Zealand.
VTV.vn - Dù kết quả bầu cử tại Mỹ vẫn chưa ngã ngũ, nhưng nhiều khả năng Washington sẽ bị chia rẽ giữa 2 đảng phái. Điều này có thể thúc đẩy các đồng tiền châu Á đi lên so với USD.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.67875034152011202-pe-cus-ueihn-iov-tam-iod-a-uahc-neit-gnod-cac/et-hnik/nv.vtv