vĐồng tin tức tài chính 365

Nguồn điện nào sẽ chiếm ưu thế tại Việt Nam trong 10-20 năm tới?

2021-10-28 11:23

Bộ Công Thương vừa chính thức trình Chính phủ Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 ( Quy hoạch điện VIII ).

Theo tính toán, phân tích, đánh giá của Quy hoạch điện VIII, dự kiến tới năm 2030, tổng công suất đặt nguồn điện của Việt Nam đạt 130.371-143.839 MW.

Đến năm 2030, công suất nhiệt điện than là 40.899 MW, chiếm tỷ lệ 28,3-31,2%, là nguồn điện chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu. Tuy nhiên, đến năm 2045 tỷ trọng nhiệt điện than giảm xuống, chỉ còn chiếm tỷ lệ 15,4-19,4%.

Trong khi đó, theo quy hoạch, nhiệt điện khí là nhóm sẽ có tỷ trọng tăng nhanh trong 10-25 năm tới, được dự báo tăng công suất lên đến 27.471-32.271 MW chiếm tỷ lệ 21,1-22,4% năm 2030 và từ 23,5-26,9% vào năm 2045.

ĐIỆN THAN VẪN CHIẾM TỶ LỆ QUAN TRỌNG TRONG CƠ CẤU TỚI 2030

Theo quy hoạch dự kiến, tới năm 2030, nhiệt điện than chiếm từ 28,3-31,2%; nhiệt điện khí (tính cả LNG) chiếm 21,1-22,3%; thuỷ điện lớn, vừa và thủy điện tích năng chiếm 17,73-19,5%; nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, mặt trời, điện sinh khổi) chiếm 24,3-25,7%; nhập khẩu điện chiếm 3-4%.

Đồng thời, dự báo đến năm 2045, tổng công suất đặt của nguồn điện đạt từ 261.951-329.610 MW. Trong đó, nhiệt điện than chiếm 15,4-19,4%; nhiệt điện khí (tính cả LNG) chiếm 20,6-21,2%; thuỷ điện lớn, vừa và thủy điện tích năng chiếm  9,1-11,1%; nguồn điện năng lượng tái tạo (thủy điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối…) chiếm 26,5-28,4%; nhập khẩu khoảng 3,1%.

Như vậy, trong giai đoạn 2030-2045, tỷ trọng điện than sẽ được giảm dần, xuống còn khoảng 15-19% vào năm 2045. Nếu so với tỷ lệ 29% của năm 2020, tương ứng tỷ lệ này giảm  tối đa khoảng 10 điểm %.

 Nguồn điện nào sẽ chiếm ưu thế tại Việt Nam trong 10-20 năm tới?  - Ảnh 1.

Về thủy điện, theo báo cáo rà soát tiến độ thực hiện của các dự án thủy điện giai đoạn 2020-2025, hệ thống có thể bổ sung thêm khoảng 1.840 MW thủy điện vừa và lớn (bao gồm cả các dự án mở rộng, như: Hòa Bình mở rộng thêm 2 tổ máy với tổng công suất 480 MW, Ialy mở rộng thêm 2 tổ máy với tổng công suất 360 MW và Trị An mở rộng thêm 2 tổ máy với tổng công suất 200 MW).

Bên cạnh đó, các dự án thủy điện nhỏ có khả năng phát triển thêm khoảng 2.700 MW trong giai đoạn từ nay đến 2030. Do đó, đến năm 2045, tỷ lệ thủy điện dự báo chỉ còn chiếm 9% trong cơ cấu nguồn của hệ thống điện cả nước.

TĂNG CƯỜNG CÁC DỰ ÁN ĐIỆN KHÍ LNG

Theo Quy hoạch điện VIII, trong giai đoạn 10 năm tới, cùng với việc giảm dần nguồn điện dùng nhiên liệu truyền thống (than), các nguồn phát điện dùng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) sẽ được tăng cường.

Cụ thể, từ tỷ lệ 0% năm 2020 sẽ được tăng lên từ 10-12% tổng quy mô năm 2030, tương ứng xấp xỉ từ 12.550-17.100 MW. Đồng thời, tiếp tục tăng dần đến 43.000MW, chiếm từ 15%-17% tổng quy mô nguồn vào năm 2045.

Đáng chú ý, theo quy hoạch nguồn cung từ khí LNG chủ yếu là nhập khẩu. Điều này tạo nên nghi vấn có thể sẽ gặp phải những khó khăn tương tự việc phát triển nguồn nhiệt điện than trong giai đoạn vừa qua. Cùng với đó, giá nhiên liệu LNG nhập khẩu là yếu tố bất định, khó kiểm soát cũng có thể dẫn đến các các rủi ro về giá, cơ chế giá, hình thức đầu tư

 Nguồn điện nào sẽ chiếm ưu thế tại Việt Nam trong 10-20 năm tới?  - Ảnh 2.

Về năng lượng tái tạo (NLTT), theo đề án, tỷ trọng nguồn NLTT so với tổng công suất đặt toàn quốc được giữ ổn định khoảng 24-25% trong giai đoạn 2020-2030 và trong giai đoạn sau, đến năm 2045 sẽ được tăng lên là 26,5-28,4%%.

Ngoài ra, đề án cho biết, phương án phát triển nguồn điện này sẽ bị giảm khối lượng đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 và chuyển sang thực hiện giai đoạn 2026-2030 để đảm bảo tính khả thi thực hiện và ưu tiên thực hiện các nguồn điện có đặc tính điều chỉnh công suất linh hoạt (tốc độ nhanh, dải điều chỉnh rộng) như mở rộng các nhà máy thủy điện, hệ thống pin tích trữ (BESS), các nhà máy thủy điện tích năng.

Với lộ trình phát triển điện lực theo Quy hoạch điện VIII, ước tính Việt Nam cần đầu tư cho ngành điện khoảng 99,32-115,96 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2021-2030. Trong đó, vốn đầu tư cho phát triển nguồn điện khoảng 85,70-101,55 tỷ USD (mỗi năm khoảng 8,57-10,15 tỷ USD). Ngoài ra, đầu tư cho lưới điện truyền tải khoảng 13,58-14,41 tỷ USD (mỗi năm khoảng 1,36-1,44 tỷ USD).

Trong giai đoạn tiếp theo 2031-2045, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện Chương trình phát triển điện lực lựa chọn là khoảng 180,1-227,38 tỷ USD. Trong đó, vốn đầu tư cho phát triển nguồn điện khoảng 163,14-208,89 tỷ USD (mỗi năm khoảng 10,88-13,93 tỷ USD), cho lưới điện khoảng 16,93-18,49 tỷ USD (mỗi năm khoảng 1,13-1,23 tỷ USD).

Tuấn Việt

Nhịp sống doanh nghiệp

Xem thêm: nhc.11542201182011202-iot-man-02-01-gnort-man-teiv-iat-eht-uu-meihc-es-oan-neid-nougn/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nguồn điện nào sẽ chiếm ưu thế tại Việt Nam trong 10-20 năm tới?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools