x
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự phiên thảo luận mở về hợp tác giữa LHQ và Liên minh châu Phi - Ảnh: Bộ Ngoại giao
Hợp tác toàn diện giữa Liên Hiệp Quốc và Liên minh châu Phi có vai trò ngăn ngừa và giải quyết xung đột, bảo đảm môi trường hòa bình và an ninh.
Cùng tham dự phiên thảo luận có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thống Ghana Nana Addo Dankwa Akufo-Addo, Tổng thống Tunisia Kais Saied, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store và Thủ tướng Saint Vincent and the Grenadines Ralph Gonsalves.
Ngoài ra còn có đại diện cấp cao các nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Amina J. Mohammed và Cao ủy Quỹ Hòa bình Liên minh châu Phi Donald Kaberuka.
Tại phiên thảo luận mở, lãnh đạo và đại diện các nước thành viên Liên Hiệp Quốc đề cao vai trò của Liên minh châu Phi trong bảo đảm môi trường hòa bình và an ninh tại khu vực, sáng kiến Ngừng tiếng súng ở châu Phi vào năm 2030.
Trước việc nhiều nước châu Phi vẫn phải gánh chịu các bất ổn, xung đột, khủng bố, bạo lực cực đoan, tội phạm xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực và nguồn nước… Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đưa ra 5 đề xuất khắc phục, trong đó có tăng cường an ninh lương thực góp phần ổn định kinh tế - xã hội, xây dựng nền tảng hòa bình bền vững và "Giải pháp châu Phi cho các thách thức của châu Phi"...
TTO - Sáng 26-7, Quốc hội khóa XV đã thống nhất bầu ông Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021 - giữ chức Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.