vĐồng tin tức tài chính 365

Giảm đất lúa để Đồng bằng sông Cửu Long thoát nghèo

2021-10-31 09:00
Giảm đất lúa để Đồng bằng sông Cửu Long thoát nghèo - Ảnh 1.

Với chi phí vật tư nông nghiệp tăng mạnh, hiệu quả sản xuất lúa không cao và nông dân trồng lúa mãi vẫn không thoát nghèo - Ảnh: CHÍ QUỐC

Theo dự thảo nghị quyết về dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025) do Chính phủ trình, diện tích đất trồng lúa trên cả nước đến năm 2030 sẽ giảm khoảng 348.000ha, từ 3,9 triệu ha xuống 3,5 triệu ha. 

Chính phủ cũng đề xuất chính sách cho linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không làm thay đổi tính chất lý hóa của đất, có thể chuyển đổi trở lại trồng lúa khi cần.

Giữ 3,5 triệu ha đất trồng lúa là quá lớn

Chia sẻ với người trồng lúa luôn nghèo, thu nhập thấp, bấp bênh, đại biểu Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) băn khoăn về việc diện tích đất trồng lúa được giữ lại quá nhiều, phần đề xuất cho chuyển mục đích thấp. Bởi theo tính toán, Việt Nam chỉ cần khoảng 1,5 - 1,6 triệu ha đất trồng lúa, sản xuất ra khoảng 16 - 20 triệu tấn gạo là có thể đảm bảo đủ gạo cho người dân.

Việc giữ 3,5 triệu ha đất để sản xuất được ít nhất 35 triệu tấn lúa nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia là quá lớn, không thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân ở vùng có đất lúa lớn như Đồng bằng sông Cửu Long.

"Một vùng với 12% diện tích và 19% dân số của cả nước mà gánh gần 50% diện tích đất lúa là chưa phù hợp. Như vậy, trong 10 năm tới Đồng bằng sông Cửu Long vẫn là vùng sản xuất lúa chính vì sự chuyển đổi diện tích là quá nhỏ và theo hướng này, vùng này khó có thể đô thị hóa hoặc phát triển theo hướng công nghiệp nhanh được" - ông Phương nói.

Cũng theo ông Phương, cần cân nhắc điều chỉnh giảm diện tích lúa của Đồng bằng sông Cửu Long xuống mức 1,3 - 1,4 triệu ha, thay vì 1,67 triệu ha vào năm 2030. Như vậy diện tích đất lúa cả nước sẽ vào khoảng 3,2 triệu cho giai đoạn 10 năm tới là hợp lý. 

"Làm nông khó giàu lên lắm, để người dân có thể ly nông nhưng không ly hương mới là điều chúng ta cần, còn ly nông mà ly hương là vấn đề cần tránh" - ông Phương nhấn mạnh.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đề nghị giải trình rõ việc Đồng bằng sông Hồng có diện tích đất lúa ít nhưng được đề xuất giảm 101.000ha, còn Đồng bằng sông Cửu Long chỉ được giảm khoảng 88.000ha. 

"Phải chăng theo quy hoạch chỉ có Đồng bằng sông Cửu Long làm nhiệm vụ an ninh lương thực cho cả nước?", ông Hòa hỏi và cho rằng như vậy Đồng bằng sông Cửu Long rất khó có cơ hội hình thành các khu công nghiệp mang tầm vóc quốc gia, nhà đầu tư khó về khu vực này để đầu tư.

Cho rằng với giá nông sản bấp bênh như hiện nay, dân Đồng bằng sông Cửu Long khó mà làm giàu được do giá trị nông nghiệp (nhất là lúa) thấp và nguồn lao động dồi dào suốt đời vẫn phải đi làm thuê, ông Hòa đề nghị cân nhắc việc cho Đồng bằng sông Cửu Long chuyển đổi đất lúa để phát triển các khu cụm đô thị gắn kết với TP.HCM, khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ...

"Khi đất trồng lúa đã chuyển sang mục đích khác sẽ rất khó chuyển đổi trồng lúa trở lại. Đất phi nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với đất trồng lúa nên khó buộc nông dân thực hiện theo quy định. Do đó, nếu đã cho chuyển thì chuyển luôn để nông dân yên tâm chuyển đổi mô hình lâu dài, mang lại giá trị kinh tế cao" - ông Hòa đề xuất.

Giảm đất lúa để Đồng bằng sông Cửu Long thoát nghèo - Ảnh 2.

Đại biểu Nguyễn Thanh Phương (TP Cần Thơ) - Ảnh: Quochoi.vn

Hạn chế chuyển đất lúa sang làm khu công nghiệp

Cũng tại buổi thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Minh Trang (Vĩnh Long) khẳng định thực tế cho thấy việc chuyển đổi cây trồng trên đất lúa, sử dụng đất lúa để nuôi trồng thủy sản tại các địa phương vẫn đang diễn ra theo hướng sử dụng đất linh hoạt, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. 

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiện đại, quy mô lớn đang từng bước được mở rộng phát triển, góp phần trực tiếp vào việc tăng thu nhập cho người nông dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương, kinh tế vùng.

"Do đó đề nghị Chính phủ, ngành tài nguyên, môi trường và các bộ, ngành có liên quan tiếp tục nghiên cứu, phân tích, đánh giá nghiêm túc mặt được và chưa được của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa trong giai đoạn 2011-2020. 

Xác định rõ các nguyên tắc, tiêu chí cho phép chuyển đổi để có định hướng về phân bổ không gian đất chuyên trồng lúa, tiến tới phê duyệt quy hoạch sử dụng đất lúa đảm bảo tỉ lệ phù hợp, hài hòa với mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030" - bà Nguyễn Thị Minh Trang nói.

Trong khi đó, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng cùng với việc diện tích đất trồng lúa bị thu hẹp, nhiều lao động nông thôn bị thất nghiệp trở thành lao động tự do. Có dự án thu hồi đất lúa xong bỏ hoang hoặc làm một vài hạng mục rồi đắp chiếu, rất lãng phí trong khi người dân không có đất sản xuất. 

Đó là chưa kể một số địa phương vẫn còn việc tự ý chuyển đổi đất lúa sang mục đích khác và chưa được xử lý nghiêm.

Do vậy, cần xác định rõ nguyên tắc, tiêu chí cho phép chuyển đổi đất lúa, khu vực nào cần chuyển đổi, khu vực nào cần giữ. 

Mặt khác, trong số diện tích sẽ được chuyển sang đất phi nông nghiệp có tới 48.000ha đất lúa chuyển sang đất làm khu công nghiệp. Trong khi theo tính toán của các nhà khoa học, mỗi hecta đất nông nghiệp dành cho khu đô thị, khu công nghiệp thường kéo theo khoảng 1 - 2ha đất liền kề không sử dụng được do ô nhiễm nước, khí thải.

"Về lâu dài, để phát triển kinh tế cần phải có quỹ đất dành cho khu công nghiệp nhưng cần hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đổi đất lúa sang đất khu công nghiệp, vì đất này khó có thể bảo đảm quay trở lại trồng lúa. 

Tôi cũng nhất trí với ý kiến của Ủy ban Kinh tế là đối với địa phương có diện tích đất trồng lúa lớn đề nghị Chính phủ có tổng kết về việc thực hiện chính sách hỗ trợ để đưa ra các chính sách phù hợp hơn và có các giải pháp để tăng giá trị lúa gạo" - bà Hoa khuyến cáo.

Lo ngại kinh tế phụ thuộc FDI

Cùng ngày, thảo luận về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cho rằng kết quả cơ cấu lại nền kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế, khu vực FDI vẫn chiếm tỉ trọng xuất khẩu từ 70% trở lên và trên 50% giá trị xuất khẩu công nghiệp.

"Trong khi khu vực tư nhân vẫn đang trong giai đoạn hồi sức, khu vực FDI không ngừng mở rộng", ông Nhân bày tỏ lo lắng và cho rằng kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế phải tiên lượng được và có các kịch bản ứng phó đại dịch.

Trong khi đó, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) cho rằng cần đánh giá cụ thể tác động của đại dịch COVID-19 đến kinh tế Việt Nam và kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế.

Theo ông Nghĩa, sau khi Quốc hội cho ý kiến dự thảo chương trình phục hồi kinh tế phát triển xã hội do Bộ KH-ĐT soạn thảo tại kỳ họp này, Chính phủ chỉ đạo việc tiếp thu, hoàn thiện, bổ sung để Quốc hội xem xét cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp bất thường tổ chức vào cuối năm nay.

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng nếu chậm trễ cơ cấu lại nền kinh tế có thể phải đối diện với những thách thức và không thể thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thu hẹp khoảng cách với các nước cũng như không vượt qua được bẫy thu nhập trung bình.

Nếu chậm cơ cấu lại nền kinh tế cũng không ứng phó được với biến đổi khí hậu cũng như các thiên tai, dịch bệnh, không tận dụng được các cơ hội hội nhập cũng như không nâng cao được năng lực tự chủ, tính thích ứng và tính chống chịu của nền kinh tế.

Quốc hội sẽ chất vấn giá kit xét nghiệm, chiến lược vắc xin, dạy học trực tuyếnQuốc hội sẽ chất vấn giá kit xét nghiệm, chiến lược vắc xin, dạy học trực tuyến

TTO - Chiều 30-10, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường có cuộc trao đổi với báo chí, công bố kết quả bỏ phiếu với các bộ trưởng được lựa chọn trả lời chất vấn từ ngày 10 đến 12-11.

Xem thêm: mth.22893057013011202-oehgn-taoht-gnol-uuc-gnos-gnab-gnod-ed-aul-tad-maig/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giảm đất lúa để Đồng bằng sông Cửu Long thoát nghèo”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools