Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan phát biểu tại buổi giám sát ngày 30-9 - Ảnh: D.N.HÀ
Trao đổi tại buổi giám sát của HĐND TP.HCM ngày 30-9, ông Võ Văn Hoan - phó chủ tịch UBND TP.HCM - cho biết sau một năm thực hiện nghị quyết 131 của năm 2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM, tuy còn nhiều khó khăn nhưng UBND TP đã quyết liệt chỉ đạo và đang tìm nhiều biện pháp để thực hiện tốt nghị quyết.
Theo đó, sau một năm triển khai thực hiện chính quyền đô thị, khối lượng công việc tăng và cán bộ còn bị cảm giác quá tải khi số lượng người trong các đơn vị hành chính mới giảm đi.
Các cấp chính quyền địa phương từ chỗ một cấp quyết định đầu tư nay trở thành đơn vị dự toán ngân sách, không chủ động được trong đầu tư công. Tất cả những dự án đầu tư công từ nhỏ đến lớn đều phải chờ HĐND TP thông qua.
UBND TP thực hiện nghị quyết 131 cũng gặp nhiều khó khăn như phải chờ bộ ngành chuyên môn hướng dẫn thực hiện, thực tế phát sinh vấn đề cần quy định cụ thể nhưng chưa có trong nghị quyết. Có những việc không lường trước được như việc không tổ chức HĐND cấp quận và phường làm khó hơn cho hoạt động của chính quyền về quản lý ngân sách hoặc đầu tư công.
Nghị quyết cũng cho phép nhiều nội dung được mở ra nhưng hướng mở ra cũng nằm trong phạm vi luật nghị định và phải lấy ý kiến của các cơ quan trung ương.
"Tuy nhiên, TP.HCM không bó tay, TP sẽ xoay xở thực hiện nghị quyết vừa vận dụng quy định của pháp luật để thực hiện các nội dung như tinh giản biên chế, tìm cách trình bổ sung vốn đầu tư công cho các quận, huyện, mạnh dạn phân cấp ủy quyền cho các cơ quan hành chính. Việc xây dựng chính quyền đô thị cho đến giờ là hướng đi đúng", ông Võ Văn Hoan trao đổi.
Theo ông Trần Văn Bảy - phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, dù nghị quyết 131 quy định nếu có quy định khác nhau giữa nghị quyết này và các đạo luật trước đó thì áp dụng theo nghị quyết nhưng bản thân cán bộ lại muốn có văn bản minh thị rõ ràng để yên tâm thực hiện.
Cho rằng nghị quyết 131 không đầy đủ nội dung cho việc hoạt động của một chính quyền đô thị khiến việc thực hiện tại TP.HCM phát sinh nhiều vướng mắc, ông Bảy đề xuất xây dựng một luật về tổ chức chính quyền đô thị quy định tất cả các vấn đề phát sinh trong việc quản lý đô thị.
Đồng tình với quan điểm này, ông Hoan cho rằng giải pháp dài hạn là phải xây dựng luật tổ chức chính quyền đô thị để giải quyết căn cơ các vấn đề của đô thị, quản lý thống nhất đồng bộ và hiệu quả. Đây là xu thế mà năm thành phố trực thuộc trung ương rất quan tâm và thống nhất để cùng kiến nghị đến các cơ quan trung ương.
TTO - Sở Nội vụ TP.HCM cho biết đã sắp xếp xong 291 cán bộ HĐND dôi dư của 16 quận và các phường khi thực hiện chính quyền đô thị.
Xem thêm: mth.90434719103902202-iht-od-neyuq-hnihc-neih-cuht-ihk-gnat-ceiv-gnoc-maig-ob-nac-mch-pt/nv.ertiout