Lego Speed Champions là series xe mô hình lắp ráp "đại chúng" cho cả trẻ em cũng như người lớn, không như nhóm Lego Technics có độ phức tạp cực cao cho dân chơi chuyên - Ảnh minh họa: Lego
Nếu muốn tự xây một chiếc ô tô, bạn không cần bằng lái và cũng chẳng cần garage riêng. Rất nhiều người lắp cho mình chiếc ô tô "tự sở hữu" đầu tiên nhờ những mảnh ghép làm từ nhựa tới từ Đan Mạch, cụ thể là tới từ những bộ đồ chơi Lego.
Thương hiệu đồ chơi danh tiếng, để phục vụ những tín đồ ô tô hay đơn giản hơn là những trẻ nhỏ thích thú với những chiếc xe 4 bánh, có nhiều dòng đồ chơi riêng trong mảng này, trong đó nổi danh nhất có lẽ là Lego Speed Champions.
Lần đầu ra mắt vào 2015 với chỉ xe mô phỏng 3 thương hiệu là Ferrari, McLaren và Porsche, mỗi năm series này lại bổ sung nhiều mẫu xe mới vào bộ sưu tập. Số đối tác của Lego ngày một dày thêm với Audi, Bugatti, Chevrolet, Dodge, Ford, Jaguar, Lamborghini, Nissan, Toyota, Aston Martin, Lotus và cả Koenigsegg tới nay cũng đã có ít nhất một dòng sản phẩm góp mặt.
Lego Speed Champions thu hút được rất nhiều đối tác danh tiếng dẫn tới đội hình cực kỳ đông đảo - Ảnh minh họa: Bricksie
Không như những bộ đồ chơi Lego Technic cực kỳ phức tạp (nhiều bộ có tới hàng ngàn mảnh ghép chi tiết) đã xuất hiện từ 45 năm trước, Lego Speed Champions đại chúng và đơn giản hơn nhiều. Lego đặt ra quy tắc tạo ra một mẫu xe giống nguyên bản nhất chỉ với 300 mảnh ghép cho Speed Champions với những yếu tố nổi bật nhất luôn được truyền tải lại, chẳng hạn đèn hậu trên Nissan GT-R hay tản nhiệt Dodge Challenger.
Tương tự với thiết kế xe thật, thiết kế một mẫu xe Lego là không hề dễ dàng, nhất là khi số mảnh ghép bị giới hạn. Toàn bộ số xe Lego Speed Champions đều qua tay Chris Stamp - giám đốc thiết kế series này và theo ông chia sẻ, chúng có độ phức tạp không nhiều người nhờ tới.
Có những chiếc xe mô hình, chẳng hạn Lamborghini Countach, nơi họ phải thử nghiệm hơn 50 bản nháp khác nhau để tìm ra thiết kế ưng ý nhất hoặc Ferrari 512 M với khoảng 64 bản nháp khác nhau. Có những chiếc xe chẳng hạn như Aston Martin Valkyrie mà ban đầu họ nghĩ không thể thực hiện nổi nhưng cuối cùng vẫn thành công.
Chiếc Aston Martin Valkyrie AMR Pro (trái) có thêm mảnh ghép mới là khung kính chắn gió trước ta thấy được phía trên - Ảnh minh họa: Lego
Trên Aston Martin Valkyrie bản Lego, thương hiệu Đan Mạch đã phải bổ sung một mảnh ghép hoàn toàn mới vào catalog của mình là kính chắn gió. Thoạt nghe đơn giản nhưng trên thực tế, Lego phải đảm bảo khả năng tương thích của mảnh ghép hoàn toàn mới này với toàn bộ những gì họ đã có từ trước, để đảm bảo tính liền mạch của dòng sản phẩm Lego nói chung.
Công đoạn phát triển một chiếc xe Lego như vậy vừa được thực hiện trên máy tính, vừa được phát triển song song các mảnh ghép vật lý để thử ngoài.
Một thông tin khá thú vị là Lego có "tin mật" được các hãng xe cung ứng để giúp họ phát triển sản phẩm trước. Lấy ví dụ, hãng đã bắt đầu thiết kế series Lego Speed Champions cho các xe ra mắt tới 2025, nghĩa là nhiều mẫu xe vẫn đang được các hãng xe phát triển cũng đồng thời được cung cấp dữ liệu song song cho đối tác Đan Mạch để họ làm bản đồ chơi tương ứng.
TTO - Các nhãn hiệu như Lego hay Pepsi đang tận dụng Twitter để chế giễu chiếc Cybertruck của Tesla, mẫu xe điện có kính chống đạn bể nát chỉ sau 2 cú ném tại buổi lễ ra mắt hồi tuần trước.
Xem thêm: mth.27671616120012202-oan-eht-uhn-yk-uac-ar-oat-coud-ogel-iohc-od-ot-o/nv.ertiout