Mục tiêu của dự án là đầu tư kinh doanh năng lượng tái tạo. Dự án Nhà máy điện sinh khối Trà Vinh do bốn doanh nghiệp thực hiện gồm: Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 2 (TP.HCM), Công ty cổ phần năng lượng HCG Trà Vinh (TP Trà Vinh), Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Sơn Mỹ (tỉnh Bình Thuận), Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo và Nông nghiệp Ninh Thuận (tỉnh Ninh Thuận).
Dự án Nhà máy điện sinh khối Trà Vinh có quy mô diện tích đất sử dụng hơn 11ha và 0,6ha mặt nước. Nhà máy sử dụng công nghệ nhiệt điện ngưng hơi truyền thống, sử dụng lò hơi đốt ghi xích với công suất 25 MW.
Tổng vốn đầu tư nhà máy cùng một số công trình phụ trợ khác là trên 1.000 tỉ đồng (trong đó các nhà đầu tư góp vốn hơn 213 tỉ đồng, vốn vay từ các tổ chức tín dụng trên 853 tỉ đồng).
Thời gian thực hiện ba năm kể từ ngày được cấp chủ trương đầu tư và thời hạn hoạt động của dự án 49 năm.
Dự kiến, dự án sẽ được khởi công từ quý 2 đến quý 3-2023 và vận hành thương mại nguồn năng lượng tái tạo vào quý 1-2025.
Điện sinh khối (biomass power) là việc sử dụng sinh khối (biomass) để sản xuất điện năng. Đây là dạng năng lượng tái tạo và có trữ lượng không nhỏ nên được nhiều nước quan tâm đầu tư.
Trong tự nhiên, sinh khối bao gồm cây cối, cây trồng công nghiệp, tảo và các loài thực vật khác hoặc những bã nông nghiệp và lâm nghiệp (rơm rạ, bã mía, vỏ, xơ bắp, lá khô, vụn gỗ...), giấy vụn, metan từ các bãi chôn lấp, trạm xử lý nước thải, phân từ các trại chăn nuôi gia súc và gia cầm...
Nguồn EVN
Mục tiêu của Quy hoạch phát triển điện sinh khối đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030 mà Bộ Công Thương thực hiện sẽ ưu tiên phát triển nguồn điện từ bã mía và trấu, tăng công suất lắp đặt từ các nguồn này lên 214MW giai đoạn đến năm 2020.
Xem thêm: mth.40633758062012202-gnod-it-000-1-nert-iohk-hnis-neid-yam-ahn-gnud-yax-hniv-art/nv.ertiout