vĐồng tin tức tài chính 365

Đắk Lắk: Ngổn ngang dự án hồ thủy lợi hơn 305 tỉ đồng

2022-10-29 09:01

Ngày 28-10, nguồn tin của PLO cho biết, Đảng đoàn HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa có kết quả khảo sát về tình hình đầu tư dự án hồ chứa nước Yên Ngựa tại xã Cư Êwi, huyện Cư Kuin.

Chi phí giải phóng mặt bằng tăng

Theo hồ sơ, năm 2018, UBND tỉnh phê duyệt đầu tư dự án hồ chứa nước Yên Ngựa tại xã Cư Êwi, huyện Cư Kuin. Tổng mức đầu tư hơn 305 tỉ đồng, trong đó chi phí xây dựng hơn 207 tỉ đồng, giải phóng mặt bằng 27,5 tỉ đồng…

Đắk Lắk: Ngổn ngang dự án hồ thủy lợi hơn 305 tỉ đồng ảnh 1

Lãnh đạo HĐND tỉnh Đắk Lắk thị sát dự án hồ yên ngựa. Ảnh: AX

Dự án khởi công xây dựng từ tháng 10-2020, do Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn (BQLDA) tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư. Dự kiến dự án hoàn thành trong năm 2022 và sẽ tưới cho khoảng 750 ha cây trồng các loại. Tuy nhiên, công trình mới chỉ triển khai một số hạng mục đến nay phải tạm dừng.

Theo báo cáo của HĐND tỉnh Đắk Lắk, đến nay có sáu phương án giải phóng mặt bằng đã được phê duyệt với tổng kinh phí hơn 80 tỉ đồng (tăng hơn 32 tỉ đồng so với kế hoạch đã được phê duyệt). Nếu tiếp tục thu hồi, kinh phí giải phóng mặt bằng có lên đến hơn 180 tỉ đồng (tăng hơn 142 tỉ đồng so với phương án cũ).

Đắk Lắk: Ngổn ngang dự án hồ thủy lợi hơn 305 tỉ đồng ảnh 2

Ngổn ngang dự án hồ Yên Ngựa sau nhiều triển khai. Ảnh: LX

Theo BQLDA tỉnh Đắk Lắk, ban đầu áp dụng đơn giá bồi thường, hỗ trợ năm 2014, nhưng khi thực hiện thực tế áp dụng chính sách năm 2020, là nguyên nhân làm tăng chi phí. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng chưa trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đây cũng là nguyên nhân làm cho dự án chậm tiến độ.

Ông Trần Phú Hùng, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk, nhận định dự án đã khởi công mà không làm rất lãng phí. Hiện nay, người dân tại dự án đang tiếp tục khiếu nại, vì đã thu hồi đất nhưng chưa có tiền chi trả cho họ. “Người dân đồng tình và ủng hộ, vì nếu có công trình này sẽ giúp cho họ có nguồn nước tưới lâu dài và Nhà nước sớm chi trả tiền đền bù để người dân mua đất nơi khác để sản xuất” – ông Trần Phú Hùng cho hay.

Cân nhắc tiếp tục đầu tư hay không

Dự án Hồ Yên Ngựa chỉ tưới cho khoảng 750 ha cây trồng các loại, trong khi chi phí có thể tăng lên gần 500 tỉ đồng. Tổng mức đầu tư này chưa dừng lại, vì có thể phát sinh thêm.

Đắk Lắk: Ngổn ngang dự án hồ thủy lợi hơn 305 tỉ đồng ảnh 3

Nhiều hạng mục của dự án đang thi công dang dở phải dừng lại. Ảnh: LX

Quá trình khảo sát, có những ha trồng điều của người dân đã được kiểm kê để chi trả hơn 2 tỉ đồng, trong khi mức đền bù này là quá cao so với giá trị thực tế của lô đất nông nghiệp. Cũng có ý kiến cho rằng, cần thiết phải rà soát, đánh giá lại dự án về quy trình, thủ tục, giá trị công trình trước khi tiếp tục quyết định đầu tư thu nhỏ quy mô công trình.

Theo HĐND tỉnh Đắk Lắk, nếu tiếp tục đầu tư hoàn thành dự án người dân ở địa phương ít nhiều cũng sẽ được hưởng lợi. Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh đã phân bổ hết. Việc tăng chi phí giải phóng mặt bằng và xây lắp sẽ tạo áp lực về cân đối đầu tư công của tỉnh.

Trên cơ sở đó, Đảng đoàn HĐND tỉnh Đắk Lắk thống nhất đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy cân nhắc cho tiếp tục triển khai dự án hồ chứa nước Yên Ngựa.

Ông Lê Đình Thìn, Phó giám đốc BQLDA tỉnh Đắk Lắk cho biết nếu dự án khó khăn trong quá trình thi công thì phải thực hiện quy trình thu hồi vốn để điều chuyển sang dự án khác. Khi nào có điều kiện thi công sẽ thực hiện lại. “Tuy nhiên, đối với các dự án nguồn vốn do trung ương cấp nếu thu hồi để điều chuyển sang dự án khác, sau này thực hiện lại sẽ gặp rất nhiều khó khăn” – ông Thìn cho hay.

Đề nghị quản lý dòng tiền tạm ứng

Từ năm 2019 đến nay, Kho bạc Nhà nước tỉnh Đắk Lắk đã bốn lần cho các nhà thầu tạm ứng với tổng số tiền hơn 94 tỉ đồng tại dự án hồ chứa nước Yên Ngựa, trong đó vốn tạm ứng quá hạn là hơn 88 tỉ đồng. Kho bạc yêu cầu chủ đầu tư phải có biện pháp quản lý chặt chẽ việc nhà thầu sử dụng số tiền tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng.

Trao đổi với PLO, ông Lê Đình Hải, Giám đốc Công ty TNHH xây dựng và thương mại Sài Gòn, (nhà thầu của dự án trên) cho biết nguyên tắc khi được giải ngân có chứng thư bảo lãnh của ngân hàng. Sau khi được giải ngân, ngân hàng sẽ cho nhà thầu tạm ứng tiền để mua vật tư xây dựng (sắt thép, cát, sỏi…). Ngân hàng sẽ giữ lại 30% số tiền được giải ngân.

“Nguyên tắc tạm ứng là đúng luật, nếu sai công an đã vào cuộc xử lý rồi. Không bao giờ có chuyện doanh nghiệp lấy tiền tạm ứng để cho ngân hàng mượn lại để lấy lãi suất” – ông Hải khẳng định.

VŨ LONG

Xem thêm: lmth.752507tsop-gnod-it-503-noh-iol-yuht-oh-na-ud-gnagn-nogn-kal-kad/nv.olp

“Đắk Lắk: Ngổn ngang dự án hồ thủy lợi hơn 305 tỉ đồng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools