vĐồng tin tức tài chính 365

Các cơ quan quản lý muốn tăng cường giám sát các ngân hàng ngầm

2023-10-01 03:43
Các cơ quan quản lý muốn tăng cường giám sát các ngân hàng ngầm

Các nhà hoạch định chính sách đã liên tục cảnh báo về rủi ro và quy mô đầu tư của một số quỹ phòng hộ và quỹ đầu tư vốn tư nhân. Nhưng giờ đây, lo ngại rằng lãi suất tăng có thể làm hỏng một số thương vụ khổng lồ của các loại hình này đang khiến những cảnh báo đó trở thành hành động.

Trong những tuần gần đây, cơ quan quản lý tài chính hàng đầu của Anh đã vạch ra kế hoạch điều tra việc định giá vốn tư nhân, trong khi Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã tuyên bố những “tổ chức phi ngân hàng” như vậy quan trọng đến mức các nhà hoạch định chính sách nên tạo ra một cơ sở mới để cho những loại hình này vay trực tiếp trong thời kỳ khủng hoảng.

Các cơ quan giám sát toàn cầu tại Ủy ban Ổn định Tài chính (FSB) đã đưa ra một đánh giá mới có thể hạn chế đòn bẩy của quỹ phòng hộ và tăng tính minh bạch đối với các khoản vay của loại hình này. Tại Mỹ, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) đã đưa ra các chính sách về minh bạch quỹ nghiêm ngặt đến mức có nguy cơ dẫn tới một số vụ kiện tụng.

Trong đó, các tổ chức tài chính phi ngân hàng nằm trong tầm ngắm của cơ quan quản lý – bao gồm các quỹ phòng hộ, quỹ hưu trí và công ty bảo hiểm – chiếm 50% tài sản dịch vụ tài chính toàn cầu.

Klaas Knot, Chủ tịch FSB cho biết: “Rõ ràng là chúng tôi vẫn còn nhiều việc phải làm. Chúng tôi đang chuyển từ phát triển chính sách sang thực thi chính sách”.

Các quỹ phòng hộ, quỹ đầu tư vốn tư nhân và những quỹ khác ngoài lĩnh vực ngân hàng truyền thống đã không bị hạn chế bởi một số quy tắc dành cho ngân hàng, đặc biệt là những hạn chế về mức đòn bẩy đối với các giao dịch, điều này có khả năng làm tăng quy mô lãi hoặc lỗ của họ.

Ashley Alder, Chủ tịch Cơ quan quản lý tài chính (FCA) cho biết, bước ngoặt trong suy nghĩ của các cơ quan quản lý về rủi ro tài chính phi ngân hàng là đợt “dash for cash” vào tháng 3/2020, khi thị trường trái phiếu rơi vào tình trạng rơi tự do vào thời kỳ đầu của đại dịch khiến các nhà đầu tư bán tháo ngay cả những tài sản an toàn như trái phiếu chính phủ dài hạn để lấy tiền mặt và buộc các ngân hàng trung ương phải can thiệp.

Một số nguyên nhân khác đáng báo động hơn đã phát sinh. Một là trải nghiệm cận kề sự sụp đổ ngoạn mục của chiến lược phòng ngừa rủi ro quỹ hưu trí ở Anh một năm trước. Sự sụp đổ của công ty đầu tư Archegos cũng tạo ra lỗ hổng trong bảng cân đối kế toán của một số ngân hàng vào tháng 3/2021. Thị trường niken gặp trục trặc vào tháng 3/2022. Và năm nay, giá trái phiếu chính phủ Mỹ bùng nổ quá mức sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) đã thu hút các cơ quan quản lý lo ngại về những khoản đầu cơ của các quỹ phòng hộ.

Nguyên nhân của những cú sốc này là khác nhau, nhưng chúng đều là một phần trong hệ thống ngân hàng ngầm và đều có một rủi ro nằm ngay trước mắt. Các khoản đầu cơ được tài trợ bằng nợ vào trái phiếu chính phủ Mỹ của các quỹ phòng hộ hiện đang được giám sát chặt chẽ.

Trong những tháng gần đây, khi lãi suất toàn cầu tăng mạnh gây ra những rủi ro mới cho một lĩnh vực được hưởng lợi từ lãi suất thấp trong suốt một thập kỷ, hồi chuông cảnh báo đã lên đến đỉnh điểm.

Ủy ban rủi ro hệ thống khu vực châu Âu (ESRB), Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) và cơ quan quản lý chứng khoán toàn cầu IOSCO đều đã lên tiếng về những rủi ro ngày càng gia tăng trong hệ thống ngân hàng ngầm.

Verena Ross, Chủ tịch cơ quan quản lý chứng khoán châu Âu cho biết: “Tôi nghĩ tất cả chúng ta cần phải chấp nhận rằng thị trường luôn có rủi ro và một phần chức năng của thị trường là có thể cung cấp vốn bằng cách chấp nhận những rủi ro nhất định. Đồng thời, tôi nghĩ chúng ta vẫn còn những nguy cơ rõ ràng có những rủi ro cụ thể mà tôi nghĩ chúng ta cần xem xét”.

Các quỹ phòng hộ đã bị giám sát chặt chẽ trong những tháng gần đây vì nhiều lý do, bao gồm quy mô, tính chất không rõ ràng và nhận thức rằng họ phải chấp nhận rủi ro lớn để biện minh cho việc thu phí quản lý tài sản.

Ngay cả các ngân hàng đầu tư cho các quỹ phòng hộ vay cũng có tầm nhìn hạn chế về các khoản vay tổng thể của các quỹ, một điểm mù được minh họa bằng sự sụp đổ của Archegos khi quy mô thực sự của các khoản vay từ nhiều ngân hàng đầu tư chỉ xuất hiện khi chúng sụp đổ.

Một nhà giao dịch trái phiếu cao cấp khác hoạt động với các ngân hàng đầu tư lớn và các quỹ phòng hộ cho biết tính minh bạch chỉ là một phần của vấn đề. Cái còn lại là quy mô. “Điều đó thể hiện ở những thời điểm căng thẳng như sau thất bại của SVB. Thanh khoản bị tổn hại một cách có hệ thống”, ông cho biết.

“Một giải pháp khắc phục ngắn hạn được các cơ quan quản lý xem xét đang buộc các ngân hàng phải cẩn thận hơn trong việc cho các quỹ phòng hộ vay. Andrea Enria, giám đốc giám sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết: “Chúng ta cần ngày càng dựa vào vai trò của các ngân hàng với tư cách là người canh gác của ngành”.

Xem thêm: lmth.209033tsop-magn-gnah-nagn-cac-tas-maig-gnouc-gnat-noum-yl-nauq-nauq-oc-cac/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Các cơ quan quản lý muốn tăng cường giám sát các ngân hàng ngầm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools