Những năm gần đây, trà sữa rất phổ biến ở Trung Quốc và các nước châu Á. Một nghiên cứu mới đây nhấn mạnh có mối liên hệ đáng lo ngại giữa đồ uống này và các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Affective Disorders, các nhà nghiên cứu từ Đại học Thanh Hoa và Đại học Tài chính và Kinh tế trung ương (Trung Quốc) đã khảo sát 5.281 sinh viên đại học ở Bắc Kinh. Kết quả họ phát hiện các triệu chứng nghiện trà sữa không chỉ có thật mà còn liên quan đến các vấn đề như trầm cảm và lo lắng.
"Phát hiện của chúng tôi nhấn mạnh rằng việc tiêu thụ trà sữa có thể dẫn đến nghiện và liên quan đến trầm cảm, lo lắng và ý tưởng tự tử", nhóm nghiên cứu cảnh báo.
Khi xem xét các yếu tố như quá ghiền và cảm giác thèm thuồng dai dẳng, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy một số bạn trẻ đang có dấu hiệu nghiện trà sữa. Gần một nửa số người được khảo sát cho biết họ uống ít nhất một tách trà sữa mỗi tuần.
Ngoài lượng đường bổ sung, trà sữa thường chứa caffeine, gây lo ngại có thể dẫn đến tâm trạng chán nản và cô lập với xã hội ở thanh thiếu niên.
Các tác giả nghiên cứu cho rằng giới trẻ ở Trung Quốc và nhiều quốc gia khác có thể dùng trà sữa như một cách đối phó và điều chỉnh cảm xúc, và loại đồ uống này có thể gây nghiện và gây tổn hại giống như mạng xã hội hoặc ma túy.
Trong tương lai, họ sẽ nghiên cứu trên quy mô lớn hơn và theo dõi mức tiêu thụ trà sữa trong khoảng thời gian dài hơn.
Nhóm nghiên cứu khuyến nghị nên có biện pháp đề phòng các vấn đề về thể chất và tinh thần có thể liên quan đến trà sữa, từ béo phì, sâu răng đến nghiện ngập và trầm cảm.
Sau tiết học trải nghiệm tự làm trà sữa tại trường, các học sinh cùng uống trà sữa. 5 em bị đau bụng, nôn phải đi bệnh viện.