Đây là nội dung được ông Richard Dong, Sáng lập & Giám đốc điều hành Công ty Hidden Hill Capital chia sẻ tại Hội nghị Logistics 2023 với chủ đề “Logistics Việt Nam - Con đường phía trước” do Báo Đầu tư và Công ty SLP Vietnam phối hợp tổ chức sẽ diễn ra tại TP.HCM vào sáng 5/10.
Dịch covid, thị trường logistic online và offline liên kết nhau chặt chẽ
Sự phát triển của logicstic gắn liền với sự phát triển giao thông vận tải, đặc biệt là sự phát triển của cơ sở hạ tầng.
Các chỉ số logistic của 3 thị trường Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam cho thấy, chỉ số Việt Nam đang ngày cải thiện, Trung Quốc khá sáng sủa, trong khi Mỹ đang rất phát triển nhưng trong tương lai nếu không cải thiện sẽ bị chậm lại.
Số liệu cũng cho thấy, sự phát triển ngành logistic song hành với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc.
Ngoài ra, dịch vụ logistic phát triển nhờ yếu tố thúc đẩy của thị trường, như ngành sản xuất, kênh phân phối, hay từ người tiêu dùng. Trước đây, ở Trung Quốc những năm 1990, đa phần ngành logistic Trung Quốc là của bên thứ 3, nhưng từ 2000-2010, yếu tố người tiêu dùng quyết định sự triển của ngành, khi đó vận chuyển nhanh, kho bãi… chiếm tỷ trọng chủ yếu trong ngành logistic của Trung Quốc.
Giai đoạn 2010-2015, sự phát triển đó tập trung vào các kênh phân phối, lúc này phân khúc kho bãi B2C, giao theo yêu cầu, hậu cần đa kênh chiếm tỷ trọng chủ yếu. Khách hàng trong thành phố thì chỉ cần 20 phút đến 1 giờ đã nhận được hàng. Nếu quá trình phát triển này thiếu các cơ sở logistic từ bên 3 ở giai đoạn đầu, hay giai đoạn 2 là 2000-2010 thì tới nay ngành logistic Trung Quốc không phát triển toàn diện được như vậy.
Ngoài ra, ảnh hưởng Covid-19 đã thúc đẩy của thương mại điện tử và chuỗi cung ứng đa kênh. Từ mô hình logicstic truyền thống 10 bước thì trong hơn 3 năm qua, tất cả các mô hình này thay đổi rất nhiều, từ nhà sản xuất, trung tâm phân phối, đến chuỗi cửa hàng bán lẻ, rồi tới tay khách hàng.
Dịch Covid-19 làm cho logistic phối hợp thương mại điện tử đã thay đổi rất nhiều, thị trường online và offline đã liên kết nhau chặt chẽ.
Thập kỷ phát triển triển vàng của logistic Trung Quốc là 2015-2025, giai đoạn đầu là thời kỳ của B2C, giai đoạn 2 là tổ chức theo B2B, vì trong quá trình đó, vận tải nhanh, kho đám mây, giao hàng tuyến chuyên dụng, kho hàng bên thứ 3… tập trung giai đoạn này. Hiện các doanh nghiệp trong ngành đang nỗ lực phát triển tài nguyên sẵn có, ở Trung Quốc đã có nhiều công ty logistic vận chuyển đường biển, tàu hỏa.
Giai đoạn 3 sẽ tổ chức M2B2C. Giai đoạn này, các công ty logistic lớn của Trung Quốc đều đang vươn tầm ảnh hưởng ra khu vực, quốc tế.
3 xu hướng chính thúc đẩy sự phát triển ngành logistic Việt Nam
Mô hình sinh thái, có thể 3 bên gồm khách hàng, người kinh doanh logistic, dịch vụ cơ bản; công ty, dịch vụ khác trong ngành logistic; và sự tham gia của Chính Phủ, hiệp hội, trung tâm dữ liệu lớn…
Theo ông Richard Dong, tương lai, ngành logistic sẽ chứng kiến sự phát triển của dịch vụ logistic cá nhân hóa, các sản phẩm logistic sàng lọc khách hàng như chuyển phát nhanh, giao hàng có đặt giờ… Ngoài ra, mô hình quy mô hóa hơn là hàng hóa đại chúng, thông qua hệ thống vận tải đa phương thức để giao hàng tới tay khách hàng.
Các năm gần sản phẩm mới của ngành logistic ngày càng phổ biến hơn, doanh thu phân khúc logistic càng chiếm tỷ trọng lớn ở Trung Quốc. Để phát triển sản phẩm logistic chuyên dụng thì cần chú trọng phát triển hệ thống cơ sở vật chất, kho bãi…
"Các mô hình này không chỉ phát triển ở Trung Quốc, mà ở nhiều quốc gia khác. Có mô hình khác là vận chuyển xuyên biên giới, chúng tôi có đầu tư vào các doanh nghiệp này, nhìn vài năm gần đây cho thấy, con số tăng trưởng ấn tượng 20-30%", ông Richard Dong nói.
Các công ty logistic trong quá trình vận hành cần cân bằng chi phí tổ chức, vận hành và rủi ro thị trường.
Ông Richard Dong đưa ra ví dụ, đội xe trọng tải lớn mỗi tháng chạy hơn 5.000 km, cần tính rõ ràng các chi phí đường bộ, kho bãi, xăng dầu, chi phí mất giá khác… Trong quá khứ, phần bù rủi ro thị trường của Trung Quốc là rất lớn, với các mô hình phát triển mới thì phần bù thị trường ngày càng giảm hơn. Để làm được như vậy, cần thông qua hình thức liên kết các công ty logistic khác nhau, hoặc công ty logistic nước ngoài để tối ưu hóa chi phí.
Ngoài ra, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, sự phát triển của ngành logistic đang liên tục thay đổi. Có 3 xu hướng – nhân tố chính thúc đẩy sự phát triển, biến đổi ngành gồm chuyển đổi số (thiết bị thông minh, năng lực mới); chuỗi cung ứng thông minh, rất linh hoạt qua đó rút ngắn thời gian sản xuất và giao nhận; và năng lượng mới thúc đẩy sự phát triển của ngành.
Với câu hỏi ngành logistic Việt Nam có thể làm gì, ông Richard Dong cho rằng, Chính Phủ cần kế hoạch dài hạn, có chính sách hỗ trợ; tận dụng làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á; sự phát triển logistic của ngành Trung Quốc có tầm ảnh hưởng phạm vi thế giới, thì Việt Nam cũng cần tận dụng sự phát triển này để thúc đẩy ngành logistic trong nước.