vĐồng tin tức tài chính 365

Dân thành phố miền Tây khốn khổ vì rác ngập vỉa hè, dạ cầu, vì đâu nên nỗi?

2023-10-07 06:22
Điểm tập kết rác trước cổng Bệnh viện Y học cổ truyền (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) - Ảnh: LÊ DÂN

Điểm tập kết rác trước cổng Bệnh viện Y học cổ truyền (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) - Ảnh: LÊ DÂN

Tập kết rác kiểu "vịt chạy đồng"

Vừa đến cửa ngõ TP Cần Thơ, đường Nguyễn Văn Linh, gần cầu Hưng Lợi (quận Ninh Kiều) đã thấy hàng chục xe kéo rác tập trung tại đây.

Mỗi ngày có hàng chục tấn rác đưa về đây chờ chở đem đi xử lý. Mùi rác, mùi nước rỉ bốc mùi tanh tưởi, người đi đường phải chạy thật nhanh qua khu vực này. Gần đó, điểm tập kết rác trước cổng Bệnh viện Y học cổ truyền TP Cần Thơ trên đường 30-4 cũng là điểm "đen" ô nhiễm, gây bức xúc cho người dân bao lâu nay.

Tại quận Bình Thủy (TP Cần Thơ) cũng không có điểm trung chuyển rác. Rác thải được tập kết tạm dưới dạ cầu Bình Thủy 2 và trên đường Huỳnh Mẫn Đạt. Người dân xung quanh bất bình phản đối việc tập kết rác gây ô nhiễm môi trường.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Sóc Trăng và Cà Mau. Tại TP Sóc Trăng cứ mỗi buổi chiều, rác thải lại được chuyển tới lòng đường Nguyễn Đình Chiểu (phường 4) và đường Tôn Đức Thắng (phường 8).

Nhân viên Công ty cổ phần Công trình đô thị tỉnh Sóc Trăng khẩn trương đưa rác từ các xe nhỏ lên xe chuyên dụng để chở đi xử lý. Dù vậy, mùi hôi vẫn tấn công hơi thở người đi đường.

"Mỗi chiều rước con, tôi lại chạy xe qua trạm trung chuyển rác, phải nín thở và chạy thật nhanh vì mùi hôi. Đôi khi xe thu gom rác đậu dưới đường, tôi phải lấn làn đường để né xe, rất nguy hiểm" - chị Trần Thị Thu, nhà ở phường 8, cho biết.

Ông Đậu Đức Hiển - tổng giám đốc Công ty cổ phần Công trình đô thị tỉnh Sóc Trăng - cho biết mỗi ngày tại TP Sóc Trăng công ty thu gom bình quân khoảng 130 tấn rác thải. Do không có điểm trung chuyển rác hợp vệ sinh nên đành "mần" luôn dưới lòng đường.

"Chúng tôi lót bạt ni lông, quét dọn, phun thuốc khử mùi... để hạn chế phát tán mùi hôi. Nhưng khổ nỗi, làm sao tránh được mùi. Nay trung chuyển ở điểm này, bị người dân phản ảnh, xua đuổi... chúng tôi lại kiếm điểm khác. Chạy hoài, chẳng khác nào như vịt chạy đồng", ông Hiển cho biết.

Mỗi ngày tỉnh Cà Mau thu gom khoảng 620 tấn rác thải, trong đó TP Cà Mau thu gom khoảng 200 tấn. Toàn tỉnh có tám đơn vị thu gom và vận chuyển rác thải nhưng đến nay vẫn chưa có điểm trung chuyển rác thải hợp vệ sinh.

Bà Huỳnh Cẩm Tú (phường 5, TP Cà Mau) cho biết trước đây rác thải được tập kết ngay đầu hẻm gần nhà bà, có mùi hôi nên bà đã phản ảnh đến phường và rác thải được di dời tạm đến khu đất bên kia đường.

Ông Lý Minh Quang (khóm 5, phường 9, TP Cà Mau) cho biết các điểm trung chuyển rác thường ở nơi có bãi đất trống, xa khu dân cư nhưng mùi hôi vẫn thoang thoảng.

Một điểm trung chuyển rác ngay dưới lòng đường Tôn Đức Thắng, P.5, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng - Ảnh: KHẮC TÂM

Một điểm trung chuyển rác ngay dưới lòng đường Tôn Đức Thắng, P.5, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng - Ảnh: KHẮC TÂM

Không dành đất để trung chuyển rác

Điểm tập kết rác trên đường Nguyễn Văn Linh (gần cầu Hưng Lợi) và trước cổng Bệnh viện Y học cổ truyền TP Cần Thơ do Công ty TNHH xây dựng Đỗ Duy phụ trách thu gom rồi đưa về đây tập kết.

Ông Đỗ Đức Huy, giám đốc công ty, cho biết công ty đang chờ quận Ninh Kiều bàn giao khu đất bên hông cầu Hưng Lợi để công ty dời điểm tập kết rác trên đường Nguyễn Văn Linh và đường 30-4 vào đó.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thạch Em, giám đốc Công ty cổ phần Công trình đô thị Cần Thơ, công nhận: "Bây giờ rác tới đâu, người dân phản đối tới đó, do không có điểm trung chuyển rác. Công ty tôi đang thu gom rác trên địa bàn quận Bình Thủy, Cái Răng... Tại quận Bình Thủy, rác tập kết dưới dạ cầu Bình Thủy 2 và trên đường Ngô Mẫn Đạt cũng bị dân phản ứng".

"Rác trên xe, chúng tôi cố gắng che chắn, không cho rơi vãi. Rác đến điểm tập kết thì phun xịt hóa chất, lo chuyển đi nhanh. Sau đó thì quét dọn, xịt rửa sạch sẽ trả lại mặt bằng" - ông Em nói trước mắt chỉ có thể làm vậy, khi có điểm trung chuyển mới làm đàng hoàng bài bản được.

Theo ông Đậu Đức Hiển, thời gian qua TP Sóc Trăng có quy hoạch một vài điểm làm nơi trung chuyển rác. Tuy nhiên, đến nay các quy hoạch này không còn phù hợp.

"Chúng tôi rất mong sớm có điểm trung chuyển rác hợp vệ sinh, đảm bảo môi trường. Giờ chưa có, tiếp tục chờ đợi và cố gắng chạy tìm điểm trung chuyển tạm, xử lý nhanh và hạn chế ô nhiễm đến mức thấp nhất", ông Hiển nói.

Ông Nguyễn Việt Cường, trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ninh Kiều, cho biết UBND TP đã thống nhất và hiện đang làm thủ tục để cuối năm nay có thể di dời ba điểm tập kết rác vào bãi công trường cầu Hưng Lợi. Còn điểm trung chuyển rác đã quy hoạch tại phường An Khánh đang được triển khai các bước tiếp theo.

Cà Mau: chờ bãi trung chuyển rác

Ông Huỳnh Văn Minh, trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Cà Mau, cho biết không có quỹ đất để làm các bãi trung chuyển rác. Toàn TP Cà Mau có hàng trăm điểm trung chuyển tạm, mỗi điểm có vài thùng rác để xe đến và vận chuyển đi trong ngày. Đơn vị đang xây dựng kế hoạch và xin chủ trương đầu tư các bãi trung chuyển rác.

Ông Trịnh Văn Lên - giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau - cho biết hiện tại nhà máy xử lý rác thải ở TP Cà Mau hoạt động quá công suất.

Cà Mau cũng đã có các phương án như đào hố tạm để chôn lấp rác ở khu vực bãi rác và phun xịt khử trùng thường xuyên hạn chế mùi hôi, quyết tâm không để phát sinh các điểm tồn đọng rác ảnh hưởng đến người dân.

1.200 tỉ cải tạo mạng lưới trạm trung chuyển rác1.200 tỉ cải tạo mạng lưới trạm trung chuyển rác

TTO - TP.HCM có kế hoạch dùng 1.200 tỉ đồng từ nguồn ngân sách và vốn xã hội hóa để sắp xếp lại mạng lưới điểm tập kết, điểm thu gom rác và xây dựng mới các trạm trung chuyển.

Xem thêm: mth.85080533260013202-ion-nen-uad-iv-uac-ad-eh-aiv-pagn-car-iv-ohk-nohk-yat-neim-ohp-hnaht-nad/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Dân thành phố miền Tây khốn khổ vì rác ngập vỉa hè, dạ cầu, vì đâu nên nỗi?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools