Tại nhà máy thử nghiệm của Porsche và Haru Oni tại Chile, hai bên vẫn đang hợp tác phát triển để hoàn thiện công đoạn chế tạo xăng điện tử (e-fuel). Công nghệ trên đã được hai phía tiến tới công đoạn sử dụng không khí để chế tạo xăng, tuy nhiên làm sao để hạ thấp chi phí sản xuất vẫn là vấn đề nan giải.
Công nghệ thu khí trực tiếp (DAC) được họ phát triển lấy khí CO2 từ khí quyển để kết hợp với hydrogen sạch tại nhà máy (điện phân nước nhờ năng lượng gió). Bằng cách kiểm soát nghiêm ngặt quá trình trên, họ thu được methanol và sau đó tiếp tục xử lý để tạo ra xăng điện tử.
Việc lấy trực tiếp CO2 từ không khí thay vì phải trồng cây và sử dụng sinh khối như trước giúp đơn giản hóa quá trình sản xuất. Toàn bộ công đoạn thu thập nhiên/nguyên liệu, nếu được xử lý hoàn hảo, sẽ giúp trung hòa lượng CO2. Toàn bộ nhà máy sử dụng điện sạch thu về từ tuabin gió nên quy trình sản xuất cũng không sinh thêm CO2.
Về lý thuyết, xăng điện tử là xăng nhân tạo tổng hợp có tính chất hóa học tương đương xăng thường xử lý từ nhiên liệu hóa thạch. Xăng điện tử có thể tận dụng các kênh bán hàng và cơ sở hạ tầng có sẵn từ nền công nghiệp xăng dầu hiện tại nên vừa là một giải pháp "tiết kiệm", vừa là một giải pháp để duy trì xe chạy động cơ đốt trong.
Vấn đề của dự án giàu tiềm năng này là chi phí. Công đoạn sản xuất trên hiện vẫn nhỏ lẻ khiến giá xăng điện tử, nếu bán thành phẩm, sẽ rơi vào mức... 43 bảng/lít (1,28 triệu đồng). Với quy mô sản xuất công nghiệp, con số này thu về 0,86 bảng/lít (25.570 đồng/lít), nghĩa là vẫn cao hơn gấp đôi xăng thường.
₂
làm nhiên liệu?Dù Porsche rất tin tưởng vào khả năng di chuyển bằng điện, họ sẽ không loại bỏ động cơ đốt trong cho 911 - di sản hàng đầu của thương hiệu.