vĐồng tin tức tài chính 365

Sẽ có nền tảng 'lắng nghe' người dân

2023-10-10 08:46
Người dân làm thủ tục nhà đất tại UBND quận Tân Phú, TP.HCM  - Ảnh: HỮU HẠNH

Người dân làm thủ tục nhà đất tại UBND quận Tân Phú, TP.HCM - Ảnh: HỮU HẠNH

Ông Lâm Đình Thắng - giám đốc Sở TT&TT TP.HCM - đã khẳng định như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ về hệ thống quản trị thực thi trên nền tảng số vừa được TP.HCM cho ra mắt.

Ông Thắng nói: Với hệ thống này, bằng thiết bị di động, lãnh đạo TP có thể theo dõi được tình hình phát triển kinh tế - xã hội, giám sát quá trình hoạt động của hệ thống chính trị các cấp và có những chỉ đạo kịp thời, mọi lúc mọi nơi.

* Hệ thống này có thể được xem là bước tiến mới trong việc đưa nền hành chính TP lên nền tảng số, thưa ông?

Ông Lâm Đình Thắng

Ông Lâm Đình Thắng

- Đây có thể được xem là một bước tiến mới của TP.HCM trong chuyển đổi số và xây dựng chính quyền số. 

Vừa qua, UBND TP được Tổ chức Công nghiệp điện toán châu Á - châu Đại Dương (ASOCIO) tặng giải thưởng ASOCIO 2023 cho hạng mục chính quyền số xuất sắc.

Tuy nhiên, công cuộc xây dựng chính quyền số của TP còn nhiều việc phải làm. Một trong những việc cấp bách là hiện đại hóa công tác quản trị, điều hành TP.

Bí thư Thành ủy TP.HCM đã yêu cầu cần có một hệ thống theo dõi, giám sát các hoạt động hành chính của TP theo hướng hiện đại, kịp thời và tiết kiệm để lãnh đạo TP chỉ đạo, điều hành nhanh chóng, hiệu quả.

Chủ tịch UBND TP.HCM cũng định hướng phải đưa công tác quản trị nền hành chính của TP lên nền tảng số đến năm 2025.

* Hệ thống sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ điều hành của lãnh đạo TP.HCM như thế nào?

- Chỉ bằng một tài khoản và vào một nền tảng duy nhất, lãnh đạo TP.HCM có thể nắm thông tin, chỉ đạo, điều hành và kiểm tra hoạt động của chính quyền các cấp. Hệ thống sẽ từng bước thay thế hình thức báo cáo văn bản giấy tờ và chuyển sang điều hành trên hệ thống thông tin, tương tác.

Hệ thống gồm nhiều nền tảng giúp lãnh đạo TP có thể theo dõi được sự tương tác của người dân với chính quyền. Chẳng hạn, lãnh đạo có thể giám sát được kết quả xử lý thủ tục hành chính thông qua Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính, việc tiếp nhận và phản hồi ý kiến của người dân thông qua cổng 1022, các kiến nghị của doanh nghiệp qua Hệ thống đối thoại doanh nghiệp của Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP...

Từ những thông tin trên, lãnh đạo các cấp có thể phát hiện đơn vị nào còn chậm trễ trong việc giải quyết thủ tục hành chính hoặc đạt kết quả chưa tốt. Từ đó, lãnh đạo sẽ tập trung chỉ đạo để khắc phục, cải thiện. Khi được sử dụng trong một thời gian đủ dài, dữ liệu của hệ thống sẽ giúp xây dựng những kịch bản dự báo các lĩnh vực của TP.

* Như vậy, hệ thống sẽ có chức năng cảnh báo việc hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ để lãnh đạo TP.HCM có thể chỉ đạo điều chỉnh hoặc yêu cầu giải trình nhanh chóng?

- Một trong những tính năng nổi bật của hệ thống là cảnh báo kết quả các chỉ tiêu theo mã màu. Cụ thể, nhóm màu đỏ là nhóm nguy cơ không đạt so với kế hoạch, nhóm màu cam - nhóm đang tiếp tục phát triển, tiếp đến nhóm màu xanh là nhóm dự kiến đạt so với kế hoạch và cuối cùng là nhóm màu mặc định - chưa thể đánh giá do chỉ tiêu được thu thập theo kỳ năm.

Điều đặc biệt là hệ thống tự động gom nhóm cảnh báo, nhóm chỉ tiêu nguy cơ không đạt xuất hiện đầu tiên và lãnh đạo có thể gửi yêu cầu giải trình đối với từng chỉ tiêu. Đây là chức năng tương tác, giám sát của lãnh đạo TP với lãnh đạo các đơn vị. 

Ngay khi yêu cầu giải trình được gửi đi, đơn vị được yêu cầu sẽ nhận được tin cảnh báo qua SMS hoặc email. Sau đó, đơn vị giải trình sẽ truy cập hệ thống để tiến hành phản hồi.

* Hệ thống có tiếp nhận phản ảnh, hiến kế của người dân hay không, thưa ông?

- Ở giai đoạn này, hệ thống mới chỉ tiếp nhận sáng kiến của người dân thông qua các cơ quan báo chí, các tổ chức, cơ quan, đơn vị. Ở giai đoạn 2, chúng tôi sẽ nghiên cứu để người dân gửi trực tiếp các sáng kiến, ý tưởng lên hệ thống.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đang xây dựng một nền tảng lắng nghe ý kiến người dân trên mạng xã hội, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng trong năm nay. Nền tảng rà quét dư luận, mối quan tâm của người dân thông qua mạng Internet, chẳng hạn như 10 vấn đề người dân quan tâm nhất mỗi ngày là gì. Nền tảng này cũng sẽ là một phần của Hệ thống quản trị thực thi TP.

* Nhiều quận huyện cũng đã cho ra mắt các trung tâm điều hành thông minh, nhưng công việc vẫn phải tương tác thủ công nhiều. Sở TT&TT có những giải pháp gì để vận hành hệ thống hiệu quả?

- Việc vận hành các trung tâm điều hành đô thị thông minh chưa đạt hiệu quả cao có nhiều nguyên nhân, có thể là do không có nền tảng hoạt động thường xuyên nên không có dữ liệu điều hành, quản trị; không có bộ máy chuyên trách vận hành; không có nguồn đầu tư phát triển; tập trung phát triển cơ sở vật chất thay vì nền tảng và dữ liệu...

Do đó, khi xây dựng hệ thống này, chúng tôi không chú trọng đầu tư cơ sở vật chất mà tập trung phát triển các nền tảng và dữ liệu. Trước mắt là tích hợp tất cả các nền tảng đang sử dụng hiện nay vào hệ thống và phát triển một số nền tảng mới. Hệ thống được đầu tư theo hướng thuê dịch vụ để có bộ phận vận hành và phát triển thường xuyên. Hệ thống có kiến trúc mở, sẵn sàng tích hợp các hệ thống của các đơn vị khác và mở rộng các hệ thống thành phần khi cần thiết.

Điều rất quan trọng là phải đưa hệ thống vào sử dụng trong thực tế, do đó chúng tôi sẽ tham mưu ban hành sớm quy chế sử dụng để các đơn vị cùng tham gia cung cấp dữ liệu, sử dụng và phát huy hệ thống.

Ông Ngô Hải Phan (cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính):

Phải có quy chế điều hành trên môi trường số

Trong bối cảnh hiện đại hóa nền hành chính, việc TP.HCM đưa vào vận hành Hệ thống quản trị thực thi trên nền tảng số là bước đi rất quan trọng. Tuy nhiên, xây dựng hệ thống đã khó, việc duy trì hệ thống càng khó hơn.

Nếu lãnh đạo các cấp của TP.HCM không sử dụng, không khai thác sẽ không có người dùng và không có dữ liệu. Do vậy, mỗi người phải chủ động trong việc sử dụng hệ thống mới vận hành hiệu quả. Hệ thống dù rất quan trọng nhưng cũng chỉ là một công cụ, quan trọng vẫn là dữ liệu đầu vào.

Những dữ liệu phải chuyển đổi từ giấy sang hình thức số để vận hành và chia sẻ. Phải đảm bảo hệ thống hạ tầng để hệ thống vận hành, còn nếu làm chắp vá sẽ không hiệu quả, phải liên thông thông suốt ở các cấp chính quyền. Từ đó tiến tới hình thành một nền tảng quản trị số duy nhất cho toàn TP.

Để hệ thống vận hành có hiệu quả, TP.HCM phải giải quyết dứt điểm những điểm nghẽn của đề án 06. Bên cạnh đó, khi chuyển đổi nền hành chính lên nền tảng số cũng cần phải có quy chế điều hành trên môi trường số dựa trên cơ sở dữ liệu. Nếu vẫn áp dụng các quy định về báo cáo, giải quyết thủ tục hành chính như cách làm cũ là không phù hợp.

Ngoài ra, phải đẩy mạnh chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống trong và ngoài TP, các cơ sở dữ liệu và hệ thống của quốc gia. Cần hướng đến mục tiêu hệ thống không chỉ giải quyết nhu cầu quản lý của TP mà từng bước hướng đến hình thành mô hình quản trị hiện đại quốc tế nhằm đáp ứng kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp.

Kỳ vọng người trẻ tích cực tham gia chuyển đổi sốKỳ vọng người trẻ tích cực tham gia chuyển đổi số

Sáng 7-10, Diễn đàn khoa học sinh viên quốc tế TP.HCM 2023 chủ đề “Vai trò của thanh niên trong chuyển đổi số" khai mạc với 100 đại biểu sinh viên từ 10 quốc gia tham dự.

Xem thêm: mth.8044557001013202-nad-iougn-ehgn-gnal-gnat-nen-oc-es/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sẽ có nền tảng 'lắng nghe' người dân”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools