vĐồng tin tức tài chính 365

Không hề cao điểm, giá vé máy bay nội địa vẫn cao, lý do?

2023-10-17 06:22
Hành khách làm thủ tục tại sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: CÔNG TRUNG

Hành khách làm thủ tục tại sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: CÔNG TRUNG

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp du lịch lo ngại rằng với giá vé máy bay neo ở mức quá cao, nhiều người dân sẽ cân nhắc khi lên kế hoạch đi du lịch bằng đường hàng không. 

Và nếu giá vé bay nội địa tiếp tục được đẩy lên vào mùa cao điểm Tết sắp tới, ngành du lịch chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nặng, nhất là trong bối cảnh "củi quế, gạo châu" hiện nay.

Giá vé bay nội địa bằng quốc tế

Trong đợt thấp điểm đi lại vào tháng 10-2023, những chặng nội địa của các hãng bay gần như không có vé giá rẻ. Khảo sát của chúng tôi trong ngày 16-10 cho thấy với hành trình bay từ nay đến 15-11, giá vé khứ hồi TP.HCM - Hà Nội dao động ở mức 2,7 - 4,5 triệu đồng/vé vào ngày thường.

Với chặng TP.HCM - Đà Nẵng hoặc TP.HCM - Huế, giá vé khứ hồi khoảng 3 - 3,7 triệu đồng/vé. Các chặng từ TP.HCM đi một số địa phương như Quy Nhơn, Nha Trang, Phú Yên… giá vé ngày thường và ngày lễ dao động 4 - 7 triệu đồng/vé khứ hồi, không chênh lệch giá giữa các hãng, tương đương với giai đoạn cao điểm.

Trong khi đó, giá vé bay quốc tế từ TP.HCM - Bangkok (Thái Lan) và Hà Nội - Bangkok cùng ngày của Hãng Vietjet dao động từ 2,7 - 3,4 triệu đồng/vé khứ hồi, Vietnam Airlines là 3,7 triệu đồng/vé và Vietravel Airlines 6,4 triệu đồng/vé… Giá quốc tế có thời điểm bằng hoặc thậm chí thấp hơn vé nội địa trong cùng thời điểm.

Chẳng hạn, trong giai đoạn từ ngày 14-11 đến 20-11, giá vé bay chặng TP.HCM - Singapore của Vietjet rẻ nhất là 3,2 triệu đồng và vé bay Vietnam Airlines là 3,9 triệu đồng/khách. Trong khi đó, cũng trong thời điểm nêu trên, giá vé bay chặng TP.HCM - Hà Nội của Hãng Vietjet là 3,1 - 3,7 triệu đồng/vé và của Vietnam Airlines là 3,9 - 4,5 triệu đồng/vé.

Đặc biệt vào dịp Tết, giá vé các chặng bay TP.HCM đi một số địa phương như chặng TP.HCM - Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng... ở mức khá cao. Chẳng hạn, giá vé khứ hồi vào giai đoạn cận Tết, từ ngày 1-2 đến 7-2-2024 (24 - 28 tháng chạp), dao động 5,2 - 6 triệu đồng/vé.

Anh Nguyễn Minh Hùng - giám đốc đại lý vé máy bay cấp 1 tại TP.HCM - cho rằng hàng không là ngành đặc thù có mùa vụ, giá vé tăng giảm linh hoạt theo cung cầu. Có thời điểm khách vẫn mua được giá tốt hơn. Nhiều năm bán vé, anh Minh Hùng nhìn nhận khi hãng bay mở bán vé, khách mua xa ngày bay thường có giá tốt hơn so với mua cận ngày khởi hành.

Chẳng hạn nếu có kế hoạch bay trong dịp Tết, khách đặt mua vé từ tháng 9 và tháng 10 sẽ đa dạng về dải giá vé, từ 1,8 - 2,5 triệu đồng ở chặng TP.HCM - Đà Nẵng. Gần tới ngày khởi hành, khách mua sẽ ít chuyến bay còn chỗ, giá vé cao hơn.

"Bên cạnh đó, tùy theo đường bay có tần suất khai thác nhiều chuyến hay ít chuyến. Trục bay vàng từ Hà Nội - TP.HCM mỗi ngày gần 100 chuyến bay chắc chắn vé sẽ đa dạng mức giá giữa các hãng hơn so với chặng bay tỉnh đi Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình...", anh Hùng nói.

Không đủ bù chi phí?

Đại diện một hãng bay cho rằng thông tin giá vé máy bay khứ hồi bằng giá tour đi nước ngoài là so sánh chưa hợp lý bởi các hãng bay có loại vé seri booking và bán vé lẻ. 

Vé seri (mua sỉ) là lượng vé được các công ty du lịch, lữ hành, đại lý mua số lượng lớn số chỗ chuyến bay trong một giai đoạn với giá trị hàng chục, hàng trăm tỉ đồng. Mức giá vé bán seri thường rẻ hơn giá vé mua lẻ.

Trên cơ sở giá vé mua sỉ, các công ty du lịch tính toán hình thành giá tour. Đa phần giá tour rẻ, có cả vé máy bay, thường là tour ngắn ngày ở các địa điểm mua sắm ở nước ngoài. "Giá vé bán trên website hoặc đại lý, khách mua theo giai đoạn, phụ thuộc vào cung cầu của thị trường. Tuy vậy, vẫn có nhiều khách hàng mua được vé giá hợp lý vào một số khung giờ thấp điểm, bay đêm giá rẻ", vị này nói.

Ông Vũ Đức Biên, tổng giám đốc Vietravel Airlines, cho biết giá vé bay thậm chí không đủ bù chi phí. Bởi khác với các lĩnh vực khác, ngoài chi phí xăng dầu, giá vé bay phải cõng các biến phí khác như kỹ thuật, dịch vụ điều hành bay đi và đến, cất/hạ cánh máy bay, phí đậu máy bay, giá thuê quầy check-in, mặt bằng, kho bãi… tại các cảng hàng không sân bay. Các chi phí này chiếm khoảng 65 - 80% giá vé.

Cũng theo các hãng bay, trong giá vé máy bay có hai khoản thu mà các hãng hàng không phải thu hộ cho Tổng công ty Cảng hàng không VN (ACV) - đơn vị đang khai thác, quản lý 22 sân bay. Các khoản thu hộ này chiếm tỉ trọng rất lớn trong vé bay. 

Chẳng hạn, với chặng bay TP.HCM - Phú Quốc trong các ngày 10-11 đến 12-11, giá vé khứ hồi của Vietnam Airlines 3,3 triệu đồng, trong đó các loại thuế, phí lên tới 1,3 triệu đồng.

Các loại thuế, phí này gồm thuế giá trị gia tăng 167.000 đồng, phí thu hộ cho sân bay (dịch vụ cảng và soi chiếu an ninh) là 207.000 đồng, phụ thu quản trị hệ thống 400.000 đồng. Trong thực tế, các hãng hàng không thường xuyên điều chỉnh giá vé lên - xuống theo từng thời điểm để đảm bảo tính cạnh tranh, song các loại dịch vụ sân bay mà các hãng hàng không phải chịu vẫn phải áp theo mức được quy định.

Do đó, dù rất muốn giảm giá vé để thu hút khách hàng nhưng nhiều hãng hàng không vẫn phải đưa ra mức giá không thể rẻ như kỳ vọng vì không thể kéo giảm chi phí di chuyển máy bay bằng với chi phí đi lại bằng tàu xe. "Cũng giống như đi du lịch ở khách sạn 5 sao hay khách sạn bình thường, có các mức phí khác nhau phù hợp với túi tiền từng khách hàng để doanh nghiệp có thể tồn tại được" - ông Biên nhìn nhận.

Du lịch lo vắng khách

Nhiều doanh nghiệp du lịch cho rằng hàng không linh động trong việc kinh doanh nhưng bài toán đặt ra với giá vé máy bay sao cho hợp lý với thị trường. Cú sốc giá vé neo ở mức cao trong khi thu nhập của nhiều người dân bị ảnh hưởng vì kinh tế. Khách có thể chi trả 8-10 triệu cho tour trọn gói đi nước ngoài 3 ngày 2 đêm nhưng trả vé máy bay đi trong nước 5-7 triệu không phải ai cũng đủ khả năng.

"Giá vé cao, người dân ít đi lại, không chỉ hàng không mất khách mà cả ngành du lịch đều hứng chịu khó khăn. Mùa Tết sắp tới là cơ hội để gỡ gạc doanh thu cuối cùng, nếu không có sự phối hợp nhịp nhàng của hàng không thì thị trường sẽ còn nhiều biến động, thậm chí thua ngay trên sân nhà", lãnh đạo một doanh nghiệp du lịch nói.

Tăng doanh thu, giảm chi phí

Thời gian gần đây, các hãng đang đua nhau tung ra nhiều dịch vụ để khách chi thêm tiền, tăng doanh thu trên một chuyến bay. Ví dụ, Vietjet là hãng tiên phong bán chỗ ghế ngồi, Vietnam Airlines mở dịch vụ chọn trước chỗ ngồi có thu phí ở chặng nội địa, quốc tế.

Trung bình mỗi chỗ ngồi được bán trước, hãng bay thu về 90.000 - 139.000 đồng, với đường bay quốc tế có giá cao hơn. Có hãng cắt giảm dịch vụ nước uống, khăn lạnh trên máy bay để tối ưu chi phí...

Theo các hãng bay, việc cung cấp một dịch vụ đòi hỏi chi phí cao hơn nhưng không được bán vé vượt giá trần, tức là nằm trong khung quy định giá của Nhà nước. Trong khi đó, chi phí đầu vào như nhiên liệu bay, tỉ giá, lãi suất gần đây đều tăng mạnh... tạo áp lực với hãng bay.

Hơn nữa, ngành hàng không có tính chất đặc thù theo mùa vụ, nhiều đường bay thường khai thác lệch đầu trong giai đoạn cao điểm nên các hãng tính toán giá vé để bù đắp chi phí hai chiều của đường bay.

Giá vé máy bay nội địa quá cao: Không thay đổi du lịch Việt Nam sẽ còn thua trắng trên sân nhàGiá vé máy bay nội địa quá cao: Không thay đổi du lịch Việt Nam sẽ còn thua trắng trên sân nhà

Theo nhiều bạn đọc, giá vé máy bay cao là một trong những lý do khiến du lịch Việt Nam tụt hậu so với các nước trong khu vực. Thu nhập của người dân Việt Nam còn thấp, nhưng với rào cản này khiến du lịch trong nước luôn đi sau các nước.

Xem thêm: mth.25253242261013202-od-yl-oac-nav-aid-ion-yab-yam-ev-aig-meid-oac-eh-gnohk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Không hề cao điểm, giá vé máy bay nội địa vẫn cao, lý do?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools