vĐồng tin tức tài chính 365

Công ty dịch vụ hàng không của ông Johnathan Hạnh Nguyễn báo lãi gần 4 lần

2023-10-19 11:13

CTCP Dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco - UPCoM: SAS) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2023 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

Theo đó, Sasco ghi nhận doanh thu thuần hơn 713,9 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu từ hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế tăng 2,7 lần lên hơn 309,7 tỷ đồng; doanh thu hoạt động phòng chờ tăng 62% lên 150,8 tỷ đồng; doanh thu các hoạt động khác tăng 21% lên 189,5 tỷ đồng.

Đà tăng của giá vốn chậm hơn đà tăng của doanh thu nên biên lãi gộp cải thiện từ 52% lên 59,2%; lãi gộp tăng 97% lên hơn 423 tỷ đồng. Doanh thu tài chính tăng gấp 8 lần lên 40,6 tỷ đồng; trong khi đó chi phí tài chính giảm từ gần 13 tỷ đồng cùng kỳ xống 1,7 tỷ đồng ở kỳ này.

Cấn trừ đi các chi phí, Sasco thu về hơn 130,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng gấp 3,7 lần cùng kỳ và là quý lãi cao nhất từ quý II/2019 đến nay.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2023, Sasco ghi nhận hơn 1.886,7 tỷ đồng doanh thu, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Sau khi trừ giá vốn, các khoản chi phí phát sinh từ hoạt động bán hàng và quản lý, doanh nghiệp thu về hơn 284,8 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và hơn 241 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng gấp đôi so với cùng kỳ.

So với kế hoạch đề ra năm 2023 mang về 2.363 tỷ đồng doanh thu và 273,6 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, Sasco đã hoàn thành 80% kế hoạch doanh thu và 89% chỉ tiêu lợi nhuận sau 9 tháng.

Tính đến ngày 30/9/2023, tổng tài sản của Sasco tăng 15% so với đầu năm lên 2.354 tỷ đồng. Hiện doanh nghiệp đang có 717,1 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng; trong đó có 455 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn từ trên 3 tháng đến dưới 12 tháng và 241,2 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng.

Khoản phải thu ngắn hạn tăng gấp đôi lên hơn 187 tỷ đồng, phần tăng chủ yếu là từ IPP Group PTE hơn 99,7 tỷ đồng, trong khi đầu năm chỉ ghi nhận 3,5 tỷ đồng.

Đến cuối quý III/2023, nợ phải trả của Sasco tăng 70% so với đầu năm lên 880,8 tỷ đồng. Trong đó, khoản phải trả người bán ngắn hạn tăng 49% lên 569,6 tỷ đồng, phần lớn là khoản phải trả IPP Group PTE tăng 47% lên 401,3 tỷ đồng và Công ty TNNH Autogrill VFS F&B gần 59 tỷ đồng.

Hiện công ty không ghi nhận một khoản vay nợ tài chính nào. Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp ở mức 1.473 tỷ đồng, trong đó có 1.334,8 tỷ đồng vốn góp.

Chi tiết vốn góp, hơn 655 tỷ đến từ Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (UPCoM: ACV); hơn 333,4 tỷ đồng từ Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương – doanh nghiệp do vợ ông Johnathan Hạnh Nguyễn là bà Lê Hồng Thuỷ Tiên làm CEO.

Ngoài ra, gần 205,4 tỷ đồng từ Công ty TNHH Thời trang và mỹ phẩm Âu Châu (ACFC) – doanh nghiệp do con trai thứ của ông Johnathan Hạnh Nguyễn là ông Louis Nguyễn đứng đầu; hơn 65,7 tỷ đồng từ Công ty TNHH Thời trang và mỹ phẩm Duy Anh (DCFC) – doanh nghiệp do con gáo của ông Johnathan Hạnh Nguyễn bà Tiên Nguyễn giữ chức Phó Tổng Giám đốc phát triển thời trang cao cấp. 

Xem thêm: lmth.867136a-nal-4-nag-ial-oab-neyugn-hnah-nahtanhoj-auc-gnohk-gnah-uv-hcid-yt-gnoc/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Công ty dịch vụ hàng không của ông Johnathan Hạnh Nguyễn báo lãi gần 4 lần”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools