vĐồng tin tức tài chính 365

Kinh tế tuần hoàn để Côn Đảo phát triển bền vững

2023-10-19 19:44
Biển Côn Đảo trong xanh, môi trường sạch sẽ là yếu tố thu hút du khách đến đây du lich, nghỉ dưỡng - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Biển Côn Đảo trong xanh, môi trường sạch sẽ là yếu tố thu hút du khách đến đây du lich, nghỉ dưỡng - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Với không khí trong lành, môi trường sạch sẽ, Côn Đảo là điểm du lịch nổi tiếng với cả du khách trong nước và quốc tế. Hòn đảo này còn có hệ thống di tích nhà tù có nhiều ý nghĩa lịch sử. 

Nhưng Côn Đảo cũng đang phải đối mặt với những thách thức, những áp lực về hạ tầng, về xử lý rác thải. Hệ sinh thái, môi trường quanh đảo có nguy cơ bị suy thoái bởi sự phát triển du lịch và biến đổi khí hậu.

Vậy đâu là giải pháp để Côn Đảo phát triển bền vững?

Hơn 700 tỉ đồng dành đề án kinh tế tuần hoàn ở Côn Đảo

"Kinh tế tuần hoàn" là giải pháp vừa giải quyết được các thách thức, áp lực hiện tại cho Côn Đảo và vừa phát huy được các thế mạnh của hòn đảo này. Trong đó quan trọng nhất là đảm bảo được mối quan hệ hài hòa giữa môi trường sinh thái, công bằng xã hội và phát triển kinh tế.

Bãi tắm Côn Sơn ở Côn Đảo - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Bãi tắm Côn Sơn ở Côn Đảo - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Do đó, mới đây UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có quyết định và kế hoạch thực hiện đề án kinh tế tuần hoàn tại huyện Côn Đảo.

Một trong những nội dung quan trọng của đề án là nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành kinh tế chủ lực, thúc đẩy phát triển du lịch chất lượng cao, thu hút đa dạng nguồn du khách. Qua đó, tăng doanh thu ngành du lịch cho Côn Đảo cũng như kéo theo sự phát triển bền vững của các cụm ngành kinh tế phụ trợ. 

Đặc biệt, tái tạo nguồn vốn tự nhiên - con người và xã hội dựa trên cách tiếp cận theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Tổng kinh phí thực hiện đề án là hơn 760 tỉ đồng, trong đó ngân sách nhà nước chiếm khoảng 75%, còn lại là nguồn xã hội hóa.

Toàn cảnh trung tâm Côn Đảo nhìn từ núi - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Toàn cảnh trung tâm Côn Đảo nhìn từ núi - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Ông Lê Văn Phong, bí thư huyện ủy - chủ tịch UBND huyện Côn Đảo cho biết đề án sẽ tận dụng nguồn lực từ các chương trình quốc gia cũng như nguồn kinh phí từ các quỹ quốc tế trong các chương trình toàn cầu về bảo tồn đa dạng sinh học, giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy giá trị văn hóa, xã hội. Ngoài ra, huyện sẽ thu hút nguồn kinh phí từ tư nhân và doanh nghiệp thông qua các dự án thử nghiệm sản xuất. 

"Côn Đảo sẽ xây dựng các chính sách quản lý và khuyến khích chuyển đổi nền kinh tế theo hướng kinh tế tuần hoàn. Trong đó có việc hỗ trợ doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực năng lượng, nước, vật liệu và bảo tồn thiên nhiên", ông Phong nói.

Quản lý rác thải sinh hoạt và du lịch

Đầu tháng 10-2023, khi góp ý cho phát triển du lịch Côn Đảo, các chuyên gia đã khuyến nghị Côn Đảo cần hướng đến những tour du lịch không dùng đồ nhựa, và phát triển theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thuận với tự nhiên. Trong đó phải lưu ý về "sức tải", về "khả năng tự phục hồi" của một điểm du lịch như Côn Đảo.

Biển báo cấm xả rác, nước thải xuống biển ở cảng Bến Đầm - Côn Đảo - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Biển báo cấm xả rác, nước thải xuống biển ở cảng Bến Đầm - Côn Đảo - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Ông Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết một trong những giải pháp quan trọng của đề án là xây dựng một hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt và du lịch theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn.

Đó là rác thải phải được phân loại tại nguồn. Rác thải phải được tái chế, tái sử dụng hoặc chuyển hóa thành năng lượng, phân bón. Những sản phẩm này được sử dụng lại cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt trên chính mảnh đất Côn Đảo. Bên cạnh đó, phải có mô hình nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Quỳnh, phụ trách Dự án giảm thiểu rác thải nhựa đại dương-WWF Việt Nam cho biết, ngoài chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng ngày, Côn Đảo là một trong những hòn đảo của Việt Nam phải hứng chịu ô nhiễm rác thải nhựa từ đại dương.

Trong khi đó năng lực thu gom, xử lý những loạt chất thải ở Côn Đảo còn yếu.

Rác thải từ đại dương trong đó chủ yếu là rác thải nhựa tấp vào biển Côn Đảo - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Rác thải từ đại dương trong đó chủ yếu là rác thải nhựa tấp vào biển Côn Đảo - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Do đó, Côn Đảo phải xây dựng kế hoạch quản lý rác thải nhựa và cải thiện cơ sở hạ tầng thu gom, phân loại và xử lý rác thải. Cụ thể Côn Đảo cần duy trì việc dọn vệ sinh thu hồi rác thải nhựa tồn đọng trong tự nhiên cũng như xây dựng quy định về quản lý rác thải nhựa từ các hoạt động trên biển. Trong đó phải có xử phạt hành vi xả thải trên biển và khuyến khích thu gom rác thải nhựa từ tàu thuyền.…

Theo các chuyên gia, việc Côn Đảo ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho địa phương. Trong đó quan trọng nhất, Côn Đảo có thể thu hút được nhiều du khách hơn với mô hình du lịch xanh.

Cán bô, người dân Côn Đảo cùng nhau dọn rác thải từ đại dương tấp vào bờ - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Cán bô, người dân Côn Đảo cùng nhau dọn rác thải từ đại dương tấp vào bờ - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Để đề án triển khai có hiệu quả, sát với thực tế trước mắt cần tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về mô hình kinh tế tuần hoàn. Và phải có giải pháp tiếp sức cho doanh nghiệp áp dụng các mô hình kinh doanh mang tính tuần hoàn. Cần có hành lang pháp lý, quy định, chính sách rõ ràng và tiêu chí cụ thể trong việc xác định các dự án, mô hình du lịch tuần hoàn.

Ông Đặng Minh Thông - phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu Côn Đảo nghiên cứu bộ "tiêu chí công dân xanh", đẩy mạnh bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư, thực hành "nếp sống tuần hoàn" để hướng tới xây dựng "kinh tế và nếp sống tuần hoàn" tại Côn Đảo.

Theo đề án đến 2030, 50% chất thải rắn sinh hoạt và 100% rác thải hữu cơ tại Côn Đảo được thu gom, xử lý theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Tỉ lệ thu gom, xử lý nước mưa phục vụ sinh hoạt đạt 10%. Diện tích trồng và phục hồi rạn san hô lên 7ha.

Phấn đấu đạt 100% xe vận tải hành khách thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh; tỉ lệ phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đạt 30%…

“Đảo thiên đường” Bali lần đầu có tàu thu gom rác ngoài khơi“Đảo thiên đường” Bali lần đầu có tàu thu gom rác ngoài khơi

Một con tàu nhỏ được thiết kế để thu gom rác thải đại dương đã ra khơi lần đầu tiên ở đảo Bali (Indonesia) hôm 21/3.

Xem thêm: mth.55815517191013202-gnuv-neb-neirt-tahp-oad-noc-ed-naoh-naut-et-hnik/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kinh tế tuần hoàn để Côn Đảo phát triển bền vững”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools