vĐồng tin tức tài chính 365

Đứa trẻ mồ côi thông minh vùng Vũng Liêm

2023-10-21 09:59
Đức Thọ vẫn thường đến quán cà phê của người dì xin một chân chạy bàn vào mỗi dịp hè - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Đức Thọ vẫn thường đến quán cà phê của người dì xin một chân chạy bàn vào mỗi dịp hè - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Một mình rời Vĩnh Long, Thọ lên TP.HCM bắt đầu hành trình mới của một tân sinh viên ĐH Kinh tế TP.HCM với niềm tin ở đâu đó cha sẽ mỉm cười và tạm yên lòng về con trai.

Mình đã nợ mọi người quá nhiều, đó là áp lực cũng là động lực để mình cố gắng mỗi ngày. Mình đã nghĩ đến và sẽ kiếm những việc sát với ngành học để có thể bổ trợ tốt hơn cho việc học ở trường.

TRƯƠNG ĐỨC THỌ

Cứ cố gắng rồi cuộc sống sẽ tốt lên

Người dân xóm chợ Cầu Mới ở xã Tân An Luông, huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) xem những kết quả học tập Thọ đạt được như "chuyện thường ngày ở huyện" vì họ đã quen rồi. Vì thương và thán phục, người ta gọi cậu là "đứa trẻ mồ côi thông minh vùng Vũng Liêm".

Như bao nhà khác, Thọ cũng ra đời trong một gia đình êm ấm. Nhưng năm cậu bé 6 tuổi, vì một vài "chuyện người lớn" cùng gánh nặng mưu sinh, mẹ Thọ đành phải rời quê lên TP.HCM kiếm sống. Bà không thể dẫn con trai theo cùng vì con cần đi học. Thọ sống cùng cha và ông bà nội từ đó.

Tai ương ập xuống khi bé Thọ đang học lớp 5, cha đột ngột ra đi sau một tai nạn giao thông. Và không lâu sau đó, ông bà nội cũng lần lượt ra đi. Những chỗ dựa tinh thần cứ mất dần, Thọ phải chuyển về sống cùng gia đình chú thím.

Không còn cha, mẹ lại ở quá xa, nhiều khi thấy tủi thân kinh khủng. Thọ nói rất ghét mùa hè bởi chỉ khi bận tâm với bài vở mới làm cậu bớt nhớ cha mẹ. Nên có khi phải căng mình tập trung giải những bài toán khó lại dễ chịu hơn lúc ở không để cho cảm giác thương nhớ giày vò.

Trừ lễ tết, còn lại gần như Thọ chỉ gặp mẹ qua điện thoại. Càng lớn, bạn lại càng ít gọi điện cho mẹ, cậu sợ gọi nhiều khiến mẹ không an lòng về con. Mỗi lần đạt được một thành tích nào đó trong học tập, cậu bé sẽ đến bên bàn thờ thắp cho cha nén hương và sẽ đứng ở đó rất lâu.

"Cha luôn dặn phải học thật giỏi, phải mạnh mẽ và thành người có ích. Giờ đây, mình đã là sinh viên, chắc cha vui lắm", Thọ nói.

Dừng lại hay bước tiếp?

12 năm đèn sách đều là học sinh giỏi. Anh bạn tự nhận giỏi các môn tính toán, điểm toán luôn trên 9,5 nhưng Thọ lại là học sinh lớp chuyên văn cả ba năm tại Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Long). Mà cái lý do học chuyên văn cũng rất trẻ con, chỉ là đứa bạn thân khích "tính toán giỏi nhưng văn cũng phải giỏi mới là giỏi toàn diện".

Trương Đức Thọ xin vào ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi văn và ngay năm đầu giành giải nhì cấp trường. Năm học lớp 12 vừa rồi, Thọ là người xuất sắc nhất kỳ thi học sinh giỏi văn cấp tỉnh và là thành viên đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia môn văn. Kết quả xét tuyển đại học, Thọ vào ngành truyền thông số và thiết kế đa phương tiện (ĐH Kinh tế TP.HCM) với điểm trung bình môn năm lớp 12 là 9,8.

Niềm vui vào đại học đúng ngành yêu thích vậy mà cũng qua nhanh lắm khi cậu bé côi cút ấy biết đến khoản tiền hơn 15 triệu đồng phải đóng nhập học, chưa tính những chi phí khác nơi TP đắt đỏ. Khoản tiền lương công nhân giày da của mẹ nếu có tăng ca được chừng 8 triệu đồng/tháng chỉ đủ sinh hoạt phí của hai mẹ con.

"Dừng lại hay bước tiếp?" - câu hỏi ấy vượt khỏi tầm kiểm soát của Thọ lúc này dù thâm tâm bạn muốn đến trường như cách hoàn thành tâm nguyện của cha trước khi mất.

Mẹ vay mượn khắp nơi được 8 triệu đồng. Sát ngày nhập học, người thân rủ nhau hùn thêm được 7 triệu đồng nữa cho Thọ đi nhập học. Món đồ mới duy nhất theo Thọ lên Sài Gòn là chiếc ba lô đặt mua qua mạng giá 150.000 đồng, còn lại toàn đồ cũ.

Lên Sài Gòn mới vài hôm, Thọ đã vạch ra kế hoạch riêng. Mục tiêu đầu tiên là phải đạt học bổng mới mong giảm áp lực học phí. Ổn định chỗ ăn nghỉ trong ký túc xá, bạn bắt đầu kiếm việc đi làm thêm.

Cậu học trò kiên định

Cô Võ Thị Mỹ Hạnh - giáo viên chủ nhiệm của Thọ hai năm cuối cấp ở Trường THPT chuyên Nguyễn Bình Khiêm - tấm tắc khen khi nhắc về cậu học trò như tấm gương sáng cho học sinh của trường. Không chỉ học giỏi dẫn đầu lớp, Thọ còn là thành viên năng nổ trong ban cán sự lớp.

"Tôi rất ấn tượng trước sự kiên định, nỗ lực học tập không ngừng nghỉ, tính hòa đồng của Thọ. Chính tôi còn phải học tính độc lập của cậu học trò này. Hầu như ai cũng biết rõ hoàn cảnh của Thọ nhưng chính bạn ấy luôn muốn mọi người đối xử công bằng như bao bạn khác trong lớp", cô Hạnh tâm sự.

Học bổng đến với tân sinh viên 11 tỉnh miền Tây

Hôm nay (21-10), báo Tuổi Trẻ phối hợp với Thành Đoàn Cần Thơ, VTV Cần Thơ, Quỹ Đồng hành nhà nông (Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền) trao học bổng Tiếp sức đến trường cho 110 tân sinh viên khó khăn của 11 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp, Long An, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Cần Thơ).

Tổng kinh phí chương trình hơn 1,6 tỉ đồng do Quỹ Đồng hành nhà nông (Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền) tài trợ. GS Phan Lương Cầm (phu nhân cố thủ tướng Võ Văn Kiệt hỗ trợ 10 học bổng (150 triệu đồng) cho tân sinh viên tỉnh Vĩnh Long.

Mỗi suất học bổng 15 triệu đồng, trong đó có hai suất đặc biệt (50 triệu đồng/bốn năm). Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tặng quà cho tân sinh viên.

Quỹ Khuyến học Vinacam (Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam) tặng 6 laptop cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn thiếu thiết bị học tập. Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ hỗ trợ tám suất luyện thi IELTS cho tân sinh viên học tại TP Cần Thơ.

Đứa trẻ mồ côi thông minh vùng Vũng Liêm - Ảnh 6.

Chuyện kể của 20 năm Tiếp sức đến trườngChuyện kể của 20 năm Tiếp sức đến trường

20 năm Tiếp sức đến trường, chúng tôi bắt đầu chương trình mới mà lòng không thôi ngạc nhiên. Ngần ấy thời gian đã đi qua, cả một thế hệ đã đi tới.

Xem thêm: mth.83933148012013202-meil-gnuv-gnuv-hnim-gnoht-ioc-om-ert-aud/nv.ertiout

Comments:0 | Tags: vay

“Đứa trẻ mồ côi thông minh vùng Vũng Liêm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools