Theo chân ông Luân đi đến hang nước ở núi Ma Thiên Lãnh (núi có độ cao hơn 400m so với mặt nước biển) chúng tôi mới cảm nhận hết nổi vất vả, khó khăn của nghề.
Từ dưới chân núi, ông Luân lội băng qua dãy đất cát và những ghềnh đá phủ đầy rêu, trơn trượt; cây cối hai bên lối đi cũng um tùm với những sợi dây leo chằng chịt. Vừa đi ông vừa dùng dao để chặt bớt các nhánh cây. Những lúc xuống hang sâu ông phải đánh dấu để lát quay lên không bị lạc lối.
"Nghề này tôi cũng học từ ông bà xưa "săn" tìm mạch nước trong hang núi. Công việc này đổi hỏi phải có sức khỏe và kinh nghiệm. Đường lên núi đã khó, xuống hang sâu tìm mạch nước càng khó. Nhiều lần trèo xuống hang cực khổ nhưng nguồn nước không bảo đảm, mạch yếu đành phải bỏ.
Đến khi tìm được nguồn nước tốt phải nghĩ cách đưa nước về chia sẻ cho bà con cùng xài càng khó hơn. Dẫn nước từ hang núi về cực lắm. Dưới hang sâu tối phải thiết kế đường dẫn ống dọc theo các triền núi" - ông Luân chia sẻ.
Xác định được hang đá có mạch nước, ông Luân mua ống nhựa nhỏ với giá khoảng 200.000 đồng/cuộn (dài khoảng 40m) để dẫn nước.
Đồng thời, ở mạch nước của hang ông sử dụng thùng phuy che chắn để cát đá không làm bẩn nuồn nước. Bên trong thùng phuy sử dụng túi lọc để lọc nước. Để duy trì nguồn nước liên tục người dân ở Hòn Sơn san sẻ tiền nước với giá 5.000-8.000 đồng/1 giờ sử dụng.
Ông Giang Văn Tài - Chủ tịch UBND xã Lại Sơn (huyện Kiên Hải) cho biết địa phương hiện cũng có đầu tư nhà máy xử lý nước cho dân sử dụng. Còn nước dẫn từ núi về là thêm nguồn nước để người dân có đủ nước ngọt để ăn, uống và sinh hoạt.
Ống nước bằng nhựa đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam nhờ sự linh hoạt và chi phí, giá thành thấp. Tuy nhiên, đời sống hiện đại cung cấp thêm nhiều lựa chọn để giảm những nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước ở gia đình.