vĐồng tin tức tài chính 365

Tận dụng đồ cũ vì Việt Nam sạch đẹp

2023-10-23 11:13
Green Gem Shop nhận được nhiều đồ cũ từ khách ta lẫn Tây vì ý thức bảo vệ môi trường - Ảnh: TÂM LÊ

Green Gem Shop nhận được nhiều đồ cũ từ khách ta lẫn Tây vì ý thức bảo vệ môi trường - Ảnh: TÂM LÊ

Đặc biệt, việc lan tỏa ý thức sửa chữa, tái chế để sử dụng đồ cũ thay vì vứt bừa ra thùng rác cũng trực tiếp bảo vệ môi trường.

Green Gem Shop là cửa hàng của Tổ chức Keep VietNam Clean - Giữ cho Việt Nam sạch, một tổ chức phi lợi nhuận do ông Tây "nhặt rác", James Joseph Kendall, đồng sáng lập từ nhiều năm trước.

Điều tôi vui nhất là nhiều người đã thay đổi thái độ và hành vi sống vì tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Bản thân tôi là người thay đổi nhiều nhất, còn nhân viên ở đây ai cũng dùng đồ cũ hết.

Cô giáo Trần Nguyên Ngọc
Tận dụng đồ cũ vì Việt Nam sạch đẹp - Ảnh 3.

Món hàng đầu tiên

Cửa hàng nằm trong ngôi nhà ba tầng trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ (Hà Nội) - nơi các bạn trẻ vạch ra những dự án làm đẹp TP, ngăn ngừa rác thải, túi ni lông, nghiên cứu tái chế sản phẩm cũ bảo vệ môi trường.

Diện tích cửa hàng không lớn, đồ đạc đủ loại nhưng được sắp xếp ngăn nắp, tinh tế. "Ban đầu khách Tây nhiều hơn, giờ khách ta lại nhiều hơn rồi" - cô giáo Trần Nguyên Ngọc, nhân viên bán thời gian của cửa hàng, tự hào khoe.

9h sáng, cô Ngọc bận rộn sắp xếp các món đồ lớn nhỏ, phân loại chúng tới nơi cần bày, cần treo. Có chiếc váy mới nhận, cô chụp hình ngay để giới thiệu trên fanpage.

10h, cô lại nhận hai túi đồ lớn được xe Grab đưa tới từ một gia đình ở quận Hai Bà Trưng gửi tặng.

Từ một người thấy việc xả rác mà bất bình rồi nhặt và bị xem như "người ngoài hành tinh", cô Ngọc tham gia câu lạc bộ của ông Tây "nhặt rác" cách đây sáu năm và cô không phải nhặt rác một mình nữa.

Năm 2019, Green Gem Shop mở cửa hàng gần nhà nên cô tham gia. Trừ ngày tới Trường trung học Phú Diễn dạy học, cô dành thời gian làm việc ở cửa hàng.

Vì bán hàng gây quỹ bảo vệ môi trường nên ban đầu là việc tình nguyện. Gần đây để các bạn trẻ thêm điều kiện gắn bó lâu, tổ chức có trả lương..

"Dự án vì cộng đồng, các em còn phải lo kinh tế gia đình nên không thể gắn bó lâu được.

Cửa hàng nhiều việc, có hôm giám đốc cũng phải xắn tay vào làm", cô Ngọc tâm sự thêm rất yêu thích công việc ý nghĩa này.

Nhớ buổi đầu sáng kiến bán hàng gây quỹ, chị Bùi Ngọc Diệp - giám đốc phụ trách dự án - kể: "Ngày đó câu lạc bộ đang tổ chức dọn rác mà thiếu dụng cụ quá.

Một người chị cũng là thành viên nhóm nói với tôi là có mấy món đồ của chị em mang đi bán để lấy tiền mà mua dụng cụ. Không ngờ hành động ý nghĩa đó đã trở thành cửa hàng bán đồ cũ gây quỹ như hiện nay và thành cả một dự án tái chế bảo vệ môi trường của Keep VietNam Clean".

Khách Tây vui vẻ buộc đồ  bằng dây dù và túi mang theo

Khách Tây vui vẻ buộc đồ bằng dây dù và túi mang theo

Những món đồ cũ nhiều ý nghĩa

Thời gian đầu, cửa hàng chưa nhiều người biết nên người tặng đồ ít mà người mua cũng ít. Nhưng sau ba năm, hàng đã bày chật kín hai tầng nhà.

Trang fanpage cửa hàng ngày càng nhiều thành viên đăng ký, sản phẩm chỉ đăng lên có khách đặt mua:

"Trước đây nhiều người không thích đồ second hand. Nay quan niệm đã thay đổi, nhiều đồ cũ chất lượng tốt, đẹp, phù hợp làm các bạn ấy thích thú. Nhận thức về bảo vệ môi trường cũng thấm dần, đó chính là mục tiêu của chúng tôi", cô Ngọc bày tỏ.

Bên trong cửa ra vào, những hộp cây cảnh xanh mướt được treo một cách nghệ thuật để bán, hộp được làm từ nhựa tái chế. Giá sách cả trăm cuốn được xếp gọn gàng trên kệ, phần lớn là sách tiếng Anh do khách nước ngoài tặng.

Có nhiều món đồ được tái chế từ quần áo cũ như túi đựng đồ, giày dép, mũ thời trang được tái chế từ quần áo jean cũ. Bông tai, vòng cổ, nến thơm, tinh dầu, bàn chải, thiệp mừng, sáp mướp... đều được làm thủ công.

Đồ dùng cá nhân như ba lô, mũ nón, thảm tập yoga, tai nghe, cốc chén... cũng được tặng để cửa hàng bán sung quỹ. Kệ giày dép, túi xách và phần nhiều là quần áo đủ màu sắc, kiểu dáng thỏa mãn đam mê thời trang chị em.

Cô Ngọc còn nhớ món đồ được một khách Tây chọn mua, khi thanh toán vị khách này hét lên ngạc nhiên: "Sao lại rẻ thế, tớ sẽ trả gấp ba luôn". Và "Chị biết loại này bán giá bao nhiêu trên thị trường không? Vài triệu đồng cơ đấy!" - một khách khác mua món đồ giá 200.000 đồng vui mừng khoe.

Người tặng cũng dễ thương, ông Tây ba lô từ Hải Phòng gửi hai bịch quần áo đã được là lượt phẳng phiu, thơm tho. Có tùy viên đại sứ quán về nước đã chở mấy xe tải đồ tới tặng, trong đó có chiếc đàn piano.

Khách quen cứ chọn vài món đồ rồi gọi điện đặt trước khi tiện tới thanh toán cả bịch mang về. Nhân viên cửa hàng luôn nhắc nhở khách mang theo túi đựng đồ vì cửa hàng không dùng túi ni lông. Hàng hóa đều được buộc bằng sợi dây đay, túi giấy thân thiện môi trường.

Vì một Việt Nam sạch đẹp

Từ những món đồ được bán với giá 20.000 đồng tới vài trăm ngàn đồng, Green Gem Shop đã góp chi phí cho các hoạt động giữ Việt Nam sạch của Keep VietNam Clean.

"Tổng doanh thu năm 2022 của shop đạt 600 triệu đồng, trừ chi phí thuê mặt bằng, kho, điện nước và trả lương nhân viên hết khoảng một nửa, còn lại đều đưa vào quỹ môi trường của tổ chức", chị Ngọc Diệp cho biết thêm nhờ có nguồn quỹ mà các dự án môi trường của tổ chức được thúc đẩy tốt.

Keep VietNam Clean ra đời truyền cảm hứng và tạo điều kiện cho các hoạt động thực hành sống bền vững và môi trường.

Tổ chức khởi nguồn từ phong trào dọn rác trên kênh đen thối ngập rác ở Hà Nội của ông Tây James Kendall, một giáo viên tiếng Anh, và những người bạn trẻ năm 2016.

Phong trào vì môi trường sạch ngày càng thu hút nhiều thành viên tham gia, hàng trăm rồi lên tới con số hàng ngàn người, trong đó có rất nhiều bạn trẻ và người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam.

Năm 2018, Keep HaNoi Clean (tên ban đầu) đã đăng ký doanh nghiệp xã hội để giúp các hoạt động của tổ chức sâu rộng và bền vững hơn. Tổ chức hoạt động trong năm lĩnh vực chính gồm: làm đẹp TP, giáo dục, nghiên cứu chính sách, khí hậu xanh, sạch và lối sống xanh.

Để giải quyết những thách thức môi trường ngày càng đa dạng, có tính liên kết ngày càng tăng, năm 2022 tổ chức được đổi thành Keep VietNam Clean để các hoạt động lan rộng toàn quốc.

Nguyễn Thanh Ngân (cầm loa) hoạt động trong tổ chức Keep VietNam Clean  - Ảnh: TÂM LÊ

Nguyễn Thanh Ngân (cầm loa) hoạt động trong tổ chức Keep VietNam Clean - Ảnh: TÂM LÊ

Được nhiều bạn trẻ đồng lòng tham gia

Tại cửa hàng, chúng tôi gặp nhiều sinh viên làm cộng tác viên, tình nguyện viên và thực tập sinh trong tổ chức.

Nguyễn Thanh Ngân, sinh viên năm nhất Trường ĐH Kinh tế quốc dân, đang là thực tập sinh Chương trình làm đẹp cảnh quan. Còn Nguyễn Thế Anh, sinh viên năm 3 Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, là trợ lý dự án Chương trình làm đẹp cảnh quan.

Cả hai trước đây đều là tình nguyện viên rồi làm thủ lĩnh xanh và nay là thực tập sinh của tổ chức.

"Em vốn thích tham gia các hoạt động tình nguyện, năm lớp 11 tình cờ em thấy trên mạng một người nước ngoài tâm huyết làm sạch Hà Nội, em cũng muốn luyện thêm tiếng Anh nữa nên đăng ký tham gia", Thanh Ngân kể.

Xu hướng sống xanh - Bùng nổ nhu cầu sửa chữa sử dụng đồ cũXu hướng sống xanh - Bùng nổ nhu cầu sửa chữa sử dụng đồ cũ

Trong thời đại lối sống xanh đang ngày một lan tỏa mạnh mẽ, việc sửa chữa và sử dụng lại đồ cũ không chỉ là một xu hướng mà còn là hành động thiết thực thể hiện trách nhiệm với xã hội và ý thức bảo vệ môi trường.

Xem thêm: mth.44470159032013202-ped-hcas-man-teiv-iv-uc-od-gnud-nat/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tận dụng đồ cũ vì Việt Nam sạch đẹp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools