vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu lo thua lỗ khi chiết khấu giảm

2023-10-24 12:07

Thời gian gần đây, các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu lại phản ánh tình trạng chiết khấu giảm, khiến họ đối mặt với nguy cơ kinh doanh thua lỗ.

Chiết khấu cho doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu không phải là vấn đề mới khi suốt thời gian dài vừa qua, nhiều doanh nghiệp đã đồng loạt lên tiếng về việc sửa đổi các quy định kinh doanh xăng dầu, trong đó cần quy định "cứng" mức chiết khấu cho khâu bán lẻ.

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu lo thua lỗ khi chiết khấu giảm - Ảnh 1.

Doanh nghiệp bán lẻ cho biết mức chiết khấu xăng dầu lại giảm (ảnh minh hoạ)

Trong 2 ngày 23 và 24-10, một thương nhân đầu mối tại TP HM thông báo mức chiết khấu 200 đồng/lít với xăng và 1.000 đồng/lít với dầu tại kho Nhà Bè.

Trao đổi với Báo Người Lao Động, đại diện một doanh nghiệp bán lẻ có 5 cây xăng ở địa bàn TP HCM và một số tỉnh phía Nam cho biết mức chiết khấu cho mặt hàng xăng đã giảm về mức 200 - 300 đồng/lít, sau thời gian duy trì ổn định ở mức trên dưới 2.000 đồng/lít.

Theo đại diện doanh nghiệp này, với mức chiết khấu khoảng 200 đồng/lít xăng tại kho, tính thêm chi phí vận chuyển, các chi phí bán hàng, mặt bằng, thì doanh nghiệp sẽ lỗ. Dù vậy, vị đại diện doanh nghiệp cũng nhìn nhận mức chiết khấu có "lúc này, lúc kia".

Tại khu vực các tỉnh phía Bắc, theo đại diện một doanh nghiệp, ngày 23-10, chiết khấu mặt hàng dầu diesel là 1.200 đồng/lít ở ở kho Nam Vinh (Hải Phòng), xăng RON95 có chiết khấu 250 đồng/lít tại kho các kho Đình Vũ, Hải Linh...

Mức chiết khấu giảm từ kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 2-10 và liên tục đi xuống cho đến kỳ điều hành ngày 23-10. Với mức chiết khấu khoảng trên dưới 300 đồng/lít xăng, các doanh nghiệp bán lẻ cho biết rất khó khăn bởi nhiều chi phí khác như mặt bằng, nhân viên, điện nước...

Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Xăng dầu Chiến Thắng hoạt động ở khu vực miền Bắc cũng cho biết mức chiết khấu những ngày gần đây có giảm và cho rằng đây là yếu tố "lên - xuống" khi thị trường xăng dầu thế giới có biến động về giá.

Trao đổi với phóng viên ngày 24-10, ông Giang Chấn Tây, Giám đốc Công ty TNHH MTV Bội Ngọc, cho biết thời gian qua các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu gặp nhiều khó khăn, đối mặt thua lỗ do những bất cập trong vấn đề chiết khấu. Theo ông, nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã phản ánh vấn đề này lên cấp có thẩm quyền, kiến nghị Bộ Công Thuơng, Bộ Tài chính xem xét trong quá trình sửa đổi các Nghị định về kinh doanh xăng dầu.

Theo ông Giang Chấn Tây, Thông tư 104 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp xác định yếu tố cấu thành trong công thức giá cơ sở xăng dầu nhưng còn một số điểm chưa ổn. Cụ thể, Thông tư 104 xác định yếu tố cấu thành trong công thức giá cơ sở xăng dầu, đã quy định chi phí kinh doanh xăng dầu định mức là chi phí lưu thông xăng dầu trong nước, gồm cả khâu bán buôn, bán lẻ.

Hiện quy định chi phí kinh doanh định mức là 1.050 đồng/lít và lợi nhuận định mức là 300 đồng/lít. Tuy nhiên, trong Thông tư 104 không ghi rõ tỉ lệ phân chia ở khâu bán buôn là bao nhiêu và khâu bán lẻ là bao nhiêu. Do đó, theo ông Tây, doanh nghiệp bán lẻ chịu thiệt thòi và có nhiều thời điểm chiết khấu 0 đồng, phải bù lỗ.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công Thương theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu theo quy định.

Đồng thời, Bộ Công Thương được yêu cầu cần có giải pháp bảo đảm nguồn cung giá xăng dầu và chuẩn bị các kịch bản ứng phó khi giá thị trường có biến động, bảo đảm hoạt động thông suốt của hệ thống phân phối xăng dầu.

Bên cạnh đó, khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.

Xem thêm: mth.20690359042013202-maig-uahk-teihc-ihk-ol-auht-ol-uad-gnax-el-nab-peihgn-hnaod/et-hnik/nv.moc.dln

Comments:0 | Tags:No Tag

“Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu lo thua lỗ khi chiết khấu giảm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools