vĐồng tin tức tài chính 365

Nửa đầu tháng 10, ngô là mặt hàng nông sản được nhập nhiều nhất

2023-10-24 16:06

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 10/2023, Việt Nam nhập khẩu 589 triệu USD trị giá hàng nông sản, tương ứng chiếm 4,5% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa. So với cùng kỳ năm trước, tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông sản tăng 3,3%.

Lúa mì là mặt hàng có mức tăng cao nhất khi tăng tới 340% so với cùng kỳ năm trước (YoY), là mặt hàng duy nhất trong số mặt hàng nông sản nhập khẩu có mức tăng trưởng 3 con số. Đứng sau là mặt hàng ngô với +55% YoY, sữa và sản phẩm sữa +39% YoY, dầu mỡ động thực vật +31% YoY.

Ngược lại, nhập khẩu hàng thủy sản lại ghi nhận mức tăng về kim ngạch thấp hơn 24% so với cùng kỳ năm trước. Hàng rau quả cũng giảm 28%, hạt điều giảm 16%. Đậu tương là mặt hàng có mức giảm lớn nhất với -80% YoY.

Trong số các mặt hàng nông sản nhập khẩu, ngô là mặt hàng có kim ngạch cao nhất với 176 triệu USD. Đứng sau là hàng thủy sản với 89 triệu USD, hàng rau quả với 75 triệu USD, dầu mỡ động thực vật với 72 triệu USD…

Là mặt hàng có mức giảm sâu nhất, kim ngạch nhập khẩu đậu tương nửa đầu tháng 10/2023 chỉ còn 9,7 triệu USD.

Kinh tế - Nửa đầu tháng 10, ngô là mặt hàng nông sản được nhập nhiều nhất

Ngô là mặt hàng nông sản được nhập nhiều nhất. Ảnh minh họa.

Thông tin thêm tên Mekongasean lũy kế từ đầu năm 2023 đến ngày 15/10, tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam đạt 12,6 tỷ USD. Có tới 6/8 mặt hàng có kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Ngô tiếp tục đứng ở vị trí đầu khi trị giá nhập khẩu lên tới 2,2 tỷ USD, theo sau là thủy sản với 2 tỷ USD, hàng rau quả với 1,5 tỷ USD.

Về thị trường, đối với mặt hàng ngô, tính trong 9 tháng đầu năm 2023, ba thị trường cung cấp ngô nhập khẩu lớn nhất cho Việt Nam là Argentina, Brazil và Ấn Độ. Trong đó, Argentina là thị trường mà Việt Nam nhập ngô nhiều nhất với 2,43 triệu tấn ngô, đạt 748,9 triệu USD; tiếp đến là Brazil với 2,29 triệu tấn, đạt 720,4 triệu USD; Ấn Độ với 1,18 triệu USD, đạt 365 triệu USD.

Theo báo Công Thương, do nguồn cung từ ngành trồng trọt trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 37% lượng nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi, do đó, Việt Nam hàng năm vẫn phải chi hàng tỷ USD để nhập loại nguyên liệu này.

Vì sao Việt Nam chi hàng tỷ USD nhập thức ăn chăn nuôi?

Theo số liệu trên báo Dân Việt, tính chung trong 6 tháng năm 2023, Việt Nam đã chi tới 2,34 tỷ USD nhập khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, giảm 10,7% so với 6 tháng năm 2022.

Trong đó, Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu nhiều nhất từ thị trường Achentina, chiếm 25,4%, tiếp đó là Ấn Độ, Mỹ và một số thị trường Đông Nam Á.

Lý giải vì sao Việt Nam là nước nông nghiệp, nhưng mỗi năm vẫn phải chi hàng tỷ USD nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi, Cục Chăn nuôi cho biết nguyên nhân chủ yếu do năng lực sản xuất nguyên liệu trong nước còn hạn chế, giá thành cao, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung.

Vì vậy, hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 20 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, chủ yếu là sản phẩm của ngành trồng trọt, cụ thể: ngô 7,3 triệu tấn; lúa mì và lúa mạch 1,5 triệu tấn; khô dầu các loại 4,7 triệu tấn; DDGS (phụ phẩm của quá trình sản xuất ethanol) 1 triệu tấn; cám các loại 550.000 tấn và một số nguyên liệu nguồn gốc động vật (bột thịt xương, bột gia cầm, bột lông vũ, bột máu...) 1,8 triệu tấn. Do phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên giá thức ăn chăn nuôi trong nước luôn chịu tác động trực tiếp từ biến động giá nguyên liệu thức ăn thế giới. Giai đoạn từ năm 2015 đến tháng 10 năm 2020 nhìn chung giá thức ăn chăn nuôi rất ổn định, thậm chí có thời điểm giảm thấp (năm 2017).

Trúc Chi (t/h)

Xem thêm: lmth.094236a-tahn-ueihn-pahn-coud-nas-gnon-gnah-tam-al-ogn-01-gnaht-uad-aun/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nửa đầu tháng 10, ngô là mặt hàng nông sản được nhập nhiều nhất”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools