vĐồng tin tức tài chính 365

5 nhà thầu phải bồi thường 460 tỷ đồng trong vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

2023-10-28 08:26

Phán quyết được TAND Hà Nội đưa ra sáng 27/10, sau 12 ngày xét xử và nghị án.

Tòa tuyên buộc 5 nhà thầu phải bồi thường cho chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) với tổng số tiền 460 tỷ đồng, tương ứng giá trị các gói thầu không đạt chất lượng.

Trong đó, Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1) bồi thường cho gói A1 giá trị 47,5 tỷ đồng; Tập đoàn công trình giao thông tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) gói A2 giá trị 129 tỷ đồng; Tập đoàn xây dựng tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) bồi thường gói A3 trị giá 85 tỷ đồng; Tập đoàn Lotte E&C (Hàn Quốc) gói A4 trị giá 127 tỷ đồng và Tập đoàn Posco E&C (Hàn Quốc) bồi thường gói A4 trị giá 71 tỷ đồng.

Tòa dành quyền cho 5 nhà thầu yêu cầu các bị cáo phải bồi hoàn trong vụ án dân sự khác, nếu có yêu cầu. HĐXX ghi nhận nhà thầu CC1 không yêu cầu các bị cáo bồi hoàn.

Về hình sự, tòa tuyên phạt ông Trần Văn Tám, cựu tổng giám đốc VEC, 3 năm tù về tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng và 30 tháng tù về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tổng hợp mức án 5 năm 6 tháng năm tù

Ông Mai Tuấn Anh, cựu chủ tịch HĐTV, tổng giám đốc VEC, bị phạt 42 tháng tù về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Chín cựu cán bộ còn lại của VEC bị phạt 15 tháng đến 4 năm tù, trong số này có 6 người từng bị xét xử tại giai đoạn 1 của vụ án. 11 bị cáo còn lại, gồm 7 cựu giám đốc liên danh nhà thầu thi công các gói thầu và 4 kỹ sư vật liệu, bị phạt từ 2 năm tù, án treo đến 6 năm tù.

>> Mức án của 22 bị cáo

Tòa đánh giá vụ án có thiệt hại đặc biệt lớn, gây dư luận xấu trong xã hội, đáng lẽ phải xử lý nghiêm các bị cáo để làm gương. Song HĐXX xét thấy các bị cáo đều là những người làm công ăn lương, có trình độ chuyên môn cao, không động cơ tư lợi, mong muốn công trình đưa vào sử dụng sớm "và thực tế chủ đầu tư đã thu phí được số tiền lớn". Đây được xét là những yếu tố giảm nhẹ cho họ.

Với 6 bị cáo đã bị xét xử trong giai đoạn 1 nay tiếp tục ra tòa trong giai đoạn 2, tòa cho hay đã cân nhắc đưa ra mức án khoan hồng hơn. Theo bản án, các bị cáo đều có trình độ chuyên môn cao, sau này còn có thể đóng góp cho sự phát triển của đất nước nên không áp dụng hình phạt bổ sung (cấm làm việc, đảm nhiệm chức vụ trong lĩnh vực vi phạm).

Chủ tọa Nguyễn Thanh Nhã công bố bản án, sáng 27/10. Ảnh: Danh Lam

Chủ tọa Nguyễn Thanh Nhã công bố bản án, sáng 27/10. Ảnh: Danh Lam

Trong vụ án, các nhà thầu là bên có trách nhiệm thi công công trình, tạo ra sản phẩm theo hợp đồng với chủ đầu tư; tư vấn giám sát và chủ đầu tư có lỗi trong quản lý hợp đồng giám sát thi công, cũng không làm giảm đi trách nhiệm của nhà thầu với chất lượng công trình. Tư vấn giám sát thực hiện nhiệm vụ tư vấn giám sát với chủ đầu tư, giám sát chất lượng công trình, có quyền kiểm tra tất cả các hoạt động của nhà thầu ở bất cứ giai đoạn nào nhằm đảm bảo công trình đúng chất lượng.

"Do vậy, để xảy ra sai phạm, thiệt hại, trách nhiệm đầu tiên thuộc các bị cáo của nhà thầu thi công, sau đó là các bị cáo thuộc tư vấn giám sát, cuối cùng là các bị cáo khác (chủ đầu tư VEC và Ban quản lý dự án, thuộc VEC)", bản án nêu.

Vấn đề được đưa ra tranh tụng nhiều nhất là về công tác giám định và phương án bồi thường thiệt hại 460 tỷ đồng. Trong khi nhà thầu và chủ đầu tư VEC cùng cho rằng nếu có thiệt hại sẽ không yêu cầu các bị cáo liên đới bồi thường mà đôi bên sẽ tự giải quyết trong vụ án dân sự khác, giống như phán quyết trong giai đoạn 1 của vụ án. Song sau 3 ngày tranh tụng, VKS vẫn giữ nguyên quan điểm, "ai sai phải chịu trách nhiệm", do đó các bị cáo phải bồi thường là hợp lý, có căn cứ.

Về công tác giám định, cơ quan công tố khẳng định, đã được thực hiện khách quan, chính xác, hợp pháp, 550 điểm hư hỏng, ổ gà bong tróc đã được ghi nhận, chụp ảnh, các nhà thầu cũng đã ký xác nhận nên "không thể nói là không biết".

Trong lời sau cùng, tối 22/10, ông Tám, ông Tuấn Anh và các cựu lãnh đạo VEC khóc, dành nhiều lời xin lỗi tới Nhà nước, nhân dân, đồng nghiệp và gia đình. Họ đều coi được góp sức trong cao tốc này - công trình trọng điểm quốc gia là vinh dự trong đời. Với tâm huyết và trí tuệ bản thân, con đường đã hoàn thành đúng tiến độ, đưa vào sử dụng và mang lại những lợi ích không đong đếm được.

"Nhưng điều đáng tiếc, hôm nay, anh em chúng tôi đều phải đứng đây", ông Tám nói. 6 cựu cán bộ VEC bị xét xử cả 2 giai đoạn mong nhận khoan hồng tối đa, để sớm được về với gia đình và sẽ có ngày, lại được sát cánh với nhau trong những công trình lớn của đất nước.

Vụ án được dự kiến xét xử trong 6 ngày, đã kéo dài 12 ngày.

Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dài hơn 139 km, từ thành phố Đà Nẵng đến thành phố Quảng Ngãi, khởi công ngày 19/5/2013, tổng vốn đầu tư hơn 34.000 tỷ đồng.

Cuối tháng 12/2021,giai đoạn I của vụ án đã được xét xử, liên quan 65 km không đảm bảo chất lượng, gây thiệt hại 811 tỷ đồng.

Tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Nam giai đoạn 2, từ TP Tam Kỳ đến TP Quảng Ngãi, dài hơn 72 km, được xác định thiệt hại 460 tỷ đồng.

Thanh Lam

Xem thêm: lmth.7569664-iagn-gnauq-gnan-ad-cot-oac-uv-gnort-gnod-yt-064-gnouht-iob-iahp-uaht-ahn-5/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“5 nhà thầu phải bồi thường 460 tỷ đồng trong vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools