Đó là ý kiến của bà Nguyễn Thị Diễm Tuyết - phó trưởng khoa du lịch Trường đại học Văn Hiến - tại Hội thảo khoa học quốc gia “Đào tạo nguồn nhân lực trình độ quốc tế ngành du lịch: Hiện trạng và giải pháp” diễn ra sáng 28-10.
Chưa đáp ứng được trình độ ngoại ngữ
Thông tin tại hội thảo cho thấy nguồn nhân lực du lịch trong nước đã được quan tâm với 192 cơ sở đào tạo.
Bà Nguyễn Thị Diễm Tuyết cho hay nhiều trường đã có chương trình đào tạo sau đại học, đáp ứng nhu cầu chuyên môn hóa ngành để người học có thể tự tin làm việc tại các vị trí chuyên gia, quản lý điều hành du lịch. Lực lượng lao động trẻ đáp ứng được một phần số lượng và chất lượng nhu cầu thị trường.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng, nhân lực lao động chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, nhất là với các ngoại ngữ hiếm. Năng lực lãnh đạo, quản lý, quản trị cũng chưa tương xứng với yêu cầu của một ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch.
“Chất lượng giảng dạy tại các cơ sở giáo dục còn chưa cao, thiếu tính thực tiễn… Các doanh nghiệp phải đào tạo lại cho phù hợp với văn hóa và tiêu chuẩn hoạt động của doanh nghiệp” - bà Diễm Tuyết đánh giá.
Nhiều đề xuất cho nhân lực du lịch
Trước những thách thức về nhân lực ngành du lịch, GS.TS Trương Quang Vinh - phòng quan hệ quốc tế - quan hệ doanh nghiệp và công tác sinh viên, Trường đại học Kinh tế Công nghiệp Long An - đề xuất mô hình đào tạo nhân lực dựa trên năng lực và nhu cầu thị trường, qua đó mang lại lợi ích cho cơ sở đào tạo - sinh viên - doanh nghiệp du lịch.
Cụ thể, quá trình đào tạo cần có sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp mà trong đó, cơ sở đào tạo cần chủ động tăng cường khảo sát nhu cầu về nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp du lịch cũng tham gia đào tạo như một hình thức đầu tư và sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng do chính mình đào tạo một phần. Sinh viên tự nâng cao năng lực theo nhu cầu nghề nghiệp và nắm bắt các cơ hội từ sự hợp tác của nhà trường và doanh nghiệp.
Cần áp dụng bộ tiêu chuẩn VTOS
Bà Nguyễn Thị Diễm Tuyết khuyến nghị các cơ sở đào tạo cần áp dụng bộ tiêu chuẩn VTOS (Vietnam Tourism Occupational Skills Standards) trong giảng dạy nhằm tiêu chuẩn hóa nhân lực du lịch.
Theo đó, chương trình đào tạo cần “mở” và “linh hoạt”, đồng thời đảm bảo thời gian thực hành đạt từ 70 đến 75%. Đánh giá, kiểm tra triển khai trên cơ sở năng lực gồm cả ba yêu cầu về kỹ năng, kiến thức, thái độ. Cuối cùng, cần có sự kết nối giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp du lịch và đầu tư về cơ sở vật chất.
TTO - Đó là những trăn trở được ông Vũ Đức Đam bày tỏ trước các sinh viên, giảng viên theo ngành du lịch và khách sạn tại TP.HCM chiều 8-9.