vĐồng tin tức tài chính 365

Liên tiếp xử phạt công ty xuất khẩu lao động vi phạm

2023-10-30 14:52
Lao động tham gia Chương trình đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc (EPS) phải trải qua khóa học do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ký kết với cơ quan chức năng phía Hàn Quốc - Ảnh: HÀ QUÂN

Lao động tham gia Chương trình đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc (EPS) phải trải qua khóa học do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ký kết với cơ quan chức năng phía Hàn Quốc - Ảnh: HÀ QUÂN

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), từ đầu tháng 10-2023 đến nay, có 4 doanh nghiệp bị xử phạt với số tiền gần 600 triệu đồng.

Xử nặng nếu vi phạm xuất khẩu lao động

Cụ thể, Công ty TNHH Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ Quinn Hà Nội bị phạt trên 350 triệu đồng do ký không đúng mẫu hợp đồng đưa người Việt Nam đi làm việc ở Hàn Quốc.

Khi chưa có văn bản chấp thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, công ty này vẫn tuyển lao động nguồn, thực hiện không đúng các nội dung trong hợp đồng cung ứng lao động đã đăng ký và được chấp thuận...

Trong khi đó, Công ty TNHH Hợp tác giáo dục quốc tế Thời Đại Mới bị xử phạt trên 100 triệu đồng vì không ghi rõ thỏa thuận về tiền dịch vụ và chi phí khác khi lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đơn vị còn tuyển nguồn lao động đi Nhật Bản khi chưa có văn bản chấp thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Cũng trong tháng 10, Cục Quản lý lao động ngoài nước còn xử phạt Công ty CP Xây dựng và Cung ứng lao động quốc tế NIBELC (Hà Nội) với số tiền 75 triệu đồng. 

Nguyên nhân là công ty ký không đúng mẫu hợp đồng đưa lao động xuất khẩu và tuyển nguồn lao động khi chưa được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận.

Ngoài chịu xử phạt hành chính, cả 3 doanh nghiệp xuất khẩu lao động trên còn bị đình chỉ hoạt động chuẩn bị nguồn lao động trong 18 tháng.

Ngoài ra, Cục Quản lý lao động ngoài nước còn xử phạt Công ty CP LMK Việt Nam (Hà Nội) với số tiền 27,5 triệu đồng. Cơ quan chức năng xác định công ty này không đóng vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước đúng thời hạn, ký không đúng mẫu hợp đồng đưa lao động xuất khẩu.

Tiếp tục thanh tra, kiểm tra

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho hay trong năm 2023, cơ quan chức năng tiếp tục thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Việc này nhằm minh bạch hóa thị trường xuất khẩu lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Cục Quản lý lao động ngoài nước thống kê, 9 tháng đầu năm 2023, số người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là trên 111.500 người, trong đó gần 39.000 người nữ. Trong khi đó, năm 2023, kế hoạch là đưa 110.000 người xuất khẩu lao động.

Như vậy, con số này đạt khoảng 101% mục tiêu. So với cùng kỳ năm 2022, số xuất khẩu lao động đạt trên 108%. Nhật Bản tiếp tục là thị trường dẫn đầu về lao động Việt Nam đi làm việc với trên 55.000 lao động.

Tiếp sau là Đài Loan (Trung Quốc) với hơn 46.000 lao động, Hàn Quốc khoảng 2.500 lao động… Ngoài ra, lao động Việt còn làm việc tại Trung Quốc, Hungary, Singapore, Romania…

Nguy cơ mua bán người qua xuất khẩu lao động, cho con nuôi là có thậtNguy cơ mua bán người qua xuất khẩu lao động, cho con nuôi là có thật

Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy đặt câu hỏi về nguy cơ mua bán người qua việc kết hôn với người nước ngoài, cho con nuôi, đưa lao động đi nước ngoài...

Xem thêm: mth.32300933103013202-mahp-iv-gnod-oal-uahk-taux-yt-gnoc-tahp-ux-peit-neil/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Liên tiếp xử phạt công ty xuất khẩu lao động vi phạm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools