vĐồng tin tức tài chính 365

Trần Đặng Đăng Khoa lại sắp 'xách xe lên và đi vòng quanh thế giới'

2023-10-31 19:44
Travel blogger Trần Đặng Đăng Khoa: Xe đi xa 'cùi bắp', ít công nghệ là quá đủ - Ảnh 1.

"Chiến hữu" của travel blogger Trần Đặng Đăng Khoa trong chuyến đi vòng quanh thế giới lần hai là Suzuki Blind Van, thường được mọi người gọi bằng cái tên trìu mến là "Su cóc", còn anh gọi đơn giản là "Sóc" - Ảnh: NVCC

Sau khi trở thành người Việt Nam đầu tiên du lịch vòng quanh thế giới bằng xe máy, Trần Đặng Đăng Khoa cho rằng như vậy là đủ cho "sự nghiệp" lang thang của mình.

Tuy nhiên, dù không dài hơi như chuyến đi vòng quanh nổi tiếng thế giới kia, chính hành trình xuyên Việt trong nước đã khiến anh nhận ra một điều: Vẫn còn rất nhiều nơi anh chưa thực sự khám phá. Do đó, anh quyết định thực hiện một chuyến đi nữa, lần này là với chiếc Suzuki Blind Van. Đây cũng là chiếc ô tô đầu tiên anh thực sự sở hữu.

Đi vòng quanh thế giới: Chọn xe giá rẻ, không công nghệ cao siêu

* Chào anh Trần Đặng Đăng Khoa. Nhắc tên anh, nhiều người nghĩ ngay đến hành trình đi phượt khắp thế giới hơn 80.000km chỉ với chiếc xe máy. Niềm đam mê "xách ba lô lên và đi" của anh đến từ đâu?

- Nói đúng hơn là "xách xe lên và đi" (cười). Thực tế, ban đầu tôi không dự định đi xa đến vậy. Hành trình 1.111 ngày bắt đầu từ những chuyến đi gần thôi, ở các nước Đông Nam Á, qua một số nước châu Á, châu Âu. Càng đi lại càng thấy thế giới bao la rộng lớn. Mãi đến khi COVID-19 ập đến, tôi mới về Việt Nam. Tổng cộng, tôi đã đi được 1.111 ngày.

Sau chuyến đi đó, tôi đã nghĩ cuộc đời được vậy là đủ rồi, mình đã trở thành người Việt Nam đầu tiên đi xe máy vòng quanh thế giới.

Sau 2-3 năm loay hoay, đến năm 2022, khi ra mắt cuốn sách chia sẻ về chuyến đi, tôi làm quen được với nhiều người bạn ở khắp mọi miền Tổ quốc. Vậy nên, tôi quyết định xuyên Việt. Lần này không dùng xe máy nữa mà dùng ô tô. Đây cũng là chuyến đi xuyên Việt bằng ô tô đầu tiên của tôi.

Cũng từ chuyến đi xuyên Việt đó, tôi mới sực nghĩ: "Vì COVID-19 mà mình phải dừng lại trở về. Vậy sao không đi tiếp nữa? Mình đã là người Việt Nam đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng xe máy, tại sao không trở thành người Việt Nam đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng ô tô? Cứ sống vật vờ như hiện tại thì lãng phí lắm. Sau này có gia đình rồi sẽ rất khó thực hiện những chuyến đi như vậy nữa".

Tính đến lúc phải quay về Việt Nam, tôi đã đi được 73 nước. Vậy nên lần này tôi dự định đi tiếp cho đủ 100 nước.

"Sở thích của tôi là xe nhỏ", anh cho biết, bởi xe sẽ dễ luồn lách, dễ di chuyển, tìm chỗ đậu hơn - Ảnh: NVCC

"Sở thích của tôi là xe nhỏ", anh cho biết, bởi xe sẽ dễ luồn lách, dễ di chuyển, tìm chỗ đậu hơn - Ảnh: NVCC

Tôi đã chọn một chiếc xe giá rẻ, không có công nghệ cao siêu, không có trợ lực lái, không có cảm biến. Nói chung là một chiếc xe tải nhỏ vô hình trên đường, không mấy người chú ý. Nhưng đây cũng là chiếc ô tô đầu tiên tôi sở hữu nên cảm thấy rất vui và tự hào.

Trần Đặng Đăng Khoa dự định lên đường đi vòng quanh thế giới bằng ô tô vào đúng ngày 11-11-2023.

Trong chuyến đi sắp tới, tôi sẽ đi về hướng đông phía Mặt trời mọc, khác lần trước về phía tây phía Mặt trời lặn. Trước đi từ châu Á qua châu Âu, lần này đi ngược lại. Từ Việt Nam đi Campuchia, Thái Lan, Indonesia, đi xuyên Úc, New Zealand, qua Trung Mỹ, tới Bắc Mỹ, rồi sang châu Âu, Địa Trung Hải, Thổ Nhĩ Kỳ, con đường tơ lụa, các nước Trung Á, Mông Cổ, Trung Quốc rồi về Việt Nam. Thời gian dự tính là từ 2-5 năm, nếu được 3 năm như chuyến trước là tốt nhất.

Trần Đặng Đăng Khoa: Càng đi xa, xe phải càng đơn giản

* Như anh đã nói, sau chuyến hành trình với xe máy, anh đã ấp ủ kế hoạch đi vòng quanh thế giới với ô tô. Vậy tại sao lại là Suzuki Blind Van mà không phải một chiếc nào khác?

- Về cơ bản, tôi tin tưởng vào chất lượng Nhật, dù mua xe giá cao hay bình dân. Chiếc xe máy đồng hành cùng tôi trong chuyến đi trước là Honda Wave, cũng là xe Nhật.

Những chiếc xe Nhật là lựa chọn tốt cho những chuyến đi vòng quanh thế giới. Càng đi xa càng phải đơn giản. Nhiều công nghệ thì người lái được hỗ trợ nhiều. Nhưng để "đi bền" thì càng đơn giản càng tốt. Chiếc xe đi xa chỉ nên là một cỗ máy đúng nghĩa. Một chiếc xe số sàn, đóng mở cửa dễ dàng. Một chiếc xe không cầu kỳ có thể khiến mình an tâm.

Xe nhỏ gọn dễ luồn lách, dễ kiếm chỗ đậu, đi vào ngõ hẻm. Nếu không may có vấn đề xảy ra, việc đẩy xe cũng nhẹ nhàng hơn. Với Suzuki Blind Van, chỉ cần hai người là có thể dễ dàng đẩy xe lên. Phụ tùng lại rẻ, dễ kiếm dù đi đến đâu. Không có thì cũng có thể nhờ bạn gửi qua, cũng rất rẻ và dễ dàng. Hay lúc cần gửi xe theo tàu ship qua các nước không thể đi bằng đường bộ, chi phí cũng nhẹ nhàng.

Một lợi ích nữa là Suzuki Blind Van mang hình ảnh thân thiện, dân dã, như Honda Wave ở Việt Nam vậy. Một chiếc xe to lớn hầm hố có thể khơi dậy sự cảnh giác, quan ngại từ những người xa lạ. Thậm chí dễ lọt vào tầm ngắm của các tay trộm. Với một chiếc xe giá cả phải chăng sở hữu vẻ ngoài dễ mến, tôi không phải lo lắng những điều đó.

Có thể thấy chiếc Suzuki Blind Van rất dễ bị rung lắc, nhưng đồng thời cũng dễ đẩy xe. Ngay cả khi chỉ có một mình, anh Khoa cũng đẩy được "Sóc" tiến lên - Ảnh: NVCC

Có thể thấy chiếc Suzuki Blind Van rất dễ bị rung lắc, nhưng đồng thời cũng dễ đẩy xe. Ngay cả khi chỉ có một mình, anh Khoa cũng đẩy được "Sóc" tiến lên - Ảnh: NVCC

* Dù vậy, một mình đi nhiều nơi chắc sẽ gặp nhiều khó khăn trong di chuyển, đặc biệt với một chiếc xe kei car rất được chuộng ở Nhật Bản vốn chỉ sở hữu động cơ công suất nhỏ, thậm chí có cảm giác xe có phần "rung rinh" nữa. Vậy nên việc gia cố, thêm trang bị để chiếc xe có thể trở thành người bạn đáng tin cậy hơn là vô cùng cần thiết. Anh đã độ thêm những gì cho chiếc xe này?

- Không hẳn là độ, mà tôi chỉ trang bị thêm vài món đồ. Nếu chỉnh sửa để chiếc xe có công suất mạnh hơn có thể đi sẽ sướng hơn. Nhưng làm vậy sẽ làm thay đổi kết cấu nguyên bản của chiếc xe, gia tăng rủi ro.

Xe nhỏ nhưng chở được cả "thế giới" của Trần Đặng Đăng Khoa - Ảnh: NVCC

Xe nhỏ nhưng chở được cả "thế giới" của Trần Đặng Đăng Khoa - Ảnh: NVCC

Do đó, Khoa chỉ trang bị thêm vài thứ như giá nóc, giá treo đồ, cản trước để gắn thêm bánh xe dự phòng, hệ thống năng lượng, nước… và một số đồ dùng khác. Thậm chí tôi còn mang theo xe đạp gấp, có thể sử dụng khi ô tô có vấn đề, dễ dàng đi tìm cứu hộ.

Nói chung, tôi đã sửa sang Suzuki Blind Van thành một chiếc mobihome. Đó là nơi tôi sẽ ăn uống ngủ nghỉ trong cả hành trình.

Việc thêm đồ cũng là một trong những lý do tôi chọn mua Suzuki Blind Van. Về cơ bản, đó là một chiếc xe tải có hệ thống giảm xóc phía sau có thể cân được đồ nặng.

Suzuki Blind Van thường được dùng làm xe chở gạo, xi măng, bình nước, bình gas, xe bưu chính, xe lấy hàng qua cửa khẩu… rất quen thuộc. Sau khi chất hết những đồ cần dùng cho chuyến đi mà vẫn còn dư khoảng 200kg so với thiết kế tải trọng của xe.

Trần Đặng Đăng Khoa đã lái thử "Sóc" tới nhiều nơi khác nhau để quen xe hơn - Ảnh: NVCC

Trần Đặng Đăng Khoa đã lái thử "Sóc" tới nhiều nơi khác nhau để quen xe hơn - Ảnh: NVCC

"Xe bây giờ nhiều công nghệ quá"

- Trước khi quyết định gắn bó với Suzuki Blind Van, anh có nghĩ sẽ cầm lái một chiếc xe nào khác cho chuyến đi lần này không?

- Nếu tài chính dư dả hơn, tôi muốn mua một chiếc Ford Transit hoặc Hyundai Solati, những chiếc xe 16 chỗ. Sau khi gỡ hết ghế ra thì sẽ được một không gian rất rộng rãi. Thực tế, tôi từng đi xuyên Việt bằng Ford Transit, cũng cảm thấy khá hài lòng. Chỉ có điều, dòng này không còn xe mới ở Việt Nam nữa.

Tôi là kiểu người thích mua xe mới. Xe mới có ưu điểm là chưa bị hư hao như xe cũ. Nếu theo góc nhìn tâm linh một chút thì mình sẽ là người chủ đầu tiên, và xe sẽ chỉ gắn bó với mình.

Ngoài dạng xe 16 chỗ, tôi cũng muốn thử đi phượt bằng sedan cỡ nhỏ. Nhưng tôi vẫn chưa thực sự ưng chiếc nào. Một vấn đề là xe giờ… nhiều công nghệ quá. Một chiếc xe nhiều công nghệ mà ít hỏng vặt giá sẽ rất cao, thường cũng tầm tiền tỉ.

Không chỉ nằm ngoài ngân sách, như Khoa đã nói trước đó, những chiếc xe đắt đỏ thu hút sự chú ý quá nhiều. Nhiều mẫu xe phụ tùng không dồi dào, có ở thị trường này lại không có ở thị trường khác, tùy theo chính sách phân phối của hãng, sẽ khó sửa khi cần.

Còn để mua xe cũ mà bền bỉ, an tâm thì có những xe như Toyota Land Cruiser đời 1970-1980. Đó là một chiếc xe rất cứng cáp, nhiều người cũng sử dụng. Nhưng xe ngốn xăng quá. Vừa chạy mà vừa tiếc tiền xăng thì chuyến đi đâu còn vui vẻ. Ngoài ra, tôi cũng không phải người rành về xe cộ. Chỉ là tay lái mới, tôi e khó có thể xử lý những vấn đề mà xe cũ thường gặp phải.

Vì thế, suy đi tính lại, tôi vẫn chỉ trung thành với quan điểm mua xe mới giá phải chăng, nhỏ gọn, đủ dùng. Suzuki Blind Van là một chiếc xe như vậy, đơn giản, dễ sửa, phụ tùng có ở khắp thế giới. Giờ rất khó tìm được nhiều mẫu vẫn còn được sản xuất sau 20-30 năm, vẫn giữ một hình dáng cơ bản như vậy. Có vẻ người ta thấy xe đủ hoàn hảo từ những ngày đầu tiên rồi chăng.

Suzuki Blind Van có điểm trừ là dẫn động cầu sau nên dễ có hiện tượng "quăng đuôi". Nhưng Đăng Khoa luôn thực hiện theo tôn chỉ "chậm là chắc", nên điều đó không ảnh hưởng quá nhiều - Ảnh: NVCC

Suzuki Blind Van có điểm trừ là dẫn động cầu sau nên dễ có hiện tượng "quăng đuôi". Nhưng Đăng Khoa luôn thực hiện theo tôn chỉ "chậm là chắc", nên điều đó không ảnh hưởng quá nhiều - Ảnh: NVCC

* Như anh đã nói, Suzuki Blind Van là chiếc ô tô đầu tiên anh sở hữu. Vậy anh có sử dụng chiếc xe hằng ngày, hay xa hơn là làm xe gia đình trong tương lai, chứ không chỉ là một người bạn đồng hành khi đi xa?

- Nếu chỉ có hai vợ chồng thì Suzuki Blind Van hoàn toàn có thể làm xe gia đình. Nhưng có em bé thì e không đủ dùng. Bởi xe này dù sao cũng là xe tải, chỉ thiết kế chở hai người thôi.

Thực tế vẫn có nhiều người sử dụng Suzuki Blind Van để chở gia đình đi chơi. Ngày trước có phiên bản 5 hoặc 7 chỗ nên làm xe gia đình được. Khoa thấy nhiều người sở hữu những chiếc xe đắt tiền như Mercedes-Benz, nhưng đi chơi lại chỉ muốn dùng Suzuki Blind Van. Bởi đó là một chiếc xe van đủ rộng rãi cho gia đình, lại có hình dáng dễ thương, ngay cả trẻ em cũng rất thích.

Còn việc sử dụng hằng ngày, tôi sẽ không dùng Suzuki Blind Van. Tôi sẽ chỉ sử dụng để đi chuyến vòng quanh thế giới tới đây. Khi về, chiếc xe sẽ bảo quản làm kỷ niệm như chiếc Honda Wave đã đi cùng Khoa ngày trước. Chỉ khi thực sự cần mới mang ra chạy. Còn bình thường ở nhà, tôi chỉ dùng xe điện, xe gắn máy nhỏ làm phương tiện hằng ngày.

Travel blogger Trần Đặng Đăng Khoa: Xe đi xa 'cùi bắp', ít công nghệ là quá đủ - Ảnh 7.

Trước khi bước lớn cần bắt đầu từ những bước nhỏ, thử những chuyến đi gần trước rồi mới bắt đầu tiến xa hơn là những gì anh Khoa rút ra được từ các hành trình của mình - Ảnh: NVCC

Trước khi đi xa, hãy bắt đầu với những hành trình gần

* Từ những gì kinh nghiệm có được từ hành trình 80.000km, anh có thể chia sẻ những kinh nghiệm được đúc rút từ các chuyến đi này cho những người đam mê khám phá những vùng đất mới bằng phương tiện tự lái như anh? Cần chuẩn bị những gì mà anh cho là cần thiết nhất?

- Trải nghiệm, nhu cầu mỗi người sẽ không giống nhau, nên cũng không có công thức chung. Từ những gì đã trải qua, thì Khoa cũng chỉ có thể chia sẻ rằng: Càng đi nhiều sẽ càng dễ.

Trước khi bắt đầu một hành trình xa hàng chục nghìn cây số, trước hết thử đi gần một chút như Lào, Campuchia, Thái Lan. Từ đó mọi người sẽ biết cần làm gì, phải chuẩn bị gì. Những gì thực sự cần mang theo, những đồ gì có thể mua dọc đường, giấy tờ có đủ không, visa đã hết hạn hay chưa… là những vấn đề cần vạch ra khi lên kế hoạch.

Một điều quan trọng nữa là tìm được chiếc xe đủ tốt để mình có thể tin tưởng. Tiếp theo là cách lái xe. Cứ đi chậm, đúng làn, chú ý bật đèn ra tín hiệu là được. Các quy tắc giao thông và biển báo cơ bản ở các nước sẽ tương tự nhau, chỉ có một vài điểm khác biệt. Nếu nắm được ngoại ngữ thì sẽ tốt hơn nữa.

Trở ngại lớn nhất khi tự lái xe ở nước ngoài là khả năng xảy ra những va chạm bất ngờ. Không ai mong muốn, nhưng nếu ở Việt Nam, cùng chung ngôn ngữ, có vấn đề xảy ra thì cũng dễ trao đổi. Còn nếu có chuyện ở nước ngoài, nguy cơ chuyến đi bị dừng lại là rất cao.

Đó là điều mọi người cần xây dựng tâm lý cho bản thân trước. Tự lái xe đi du lịch nước ngoài rất vui, nhưng đồng thời cũng có những rủi ro nhất định.

Do đó, mọi người có thể tự lái xe đi du lịch trong nước nhiều lần để quen xe. Sau đó, đi du lịch nước ngoài và thuê xe ở đó để trải nghiệm khả năng tự lái xe ở nước bạn. Khi đã đủ tự tin rồi thì mới nên mang xe của mình sang nước khác.

* Cảm ơn anh đã chia sẻ!

Trần Đặng Đăng Khoa: 1.111 ngày phiêu lưu để nhận ra mìnhTrần Đặng Đăng Khoa: 1.111 ngày phiêu lưu để nhận ra mình

TTO - Vừa phát hành ngày 11-11, chỉ sau 3 tuần, cuốn sách du ký "1111: Nhật ký sáu vạn dặm trên yên xe cà tàng" (NXB Trẻ) của phượt thủ Trần Đặng Đăng Khoa, người đi vòng quanh thế giới trong 1.111 ngày bằng chiếc xe máy cũ, đã vào nhà in lần thứ 3.

Xem thêm: mth.38120520072013202-ioig-eht-hnauq-gnov-id-av-nel-ex-hcax-pas-ial-aohk-gnad-gnad-nart/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trần Đặng Đăng Khoa lại sắp 'xách xe lên và đi vòng quanh thế giới'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools