Đó là một trong những công cụ nằm trong chương trình 712 nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt do Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ thực hiện trong suốt 10 năm qua.
Sử dụng công cụ giám sát đào tạo ngay tại doanh nghiệp (TWI), tỷ lệ hàng lỗi luôn được duy trì dưới 3%, tỷ lệ nghỉ việc giảm xuống dưới 4% so với trung bình ở Việt Nam là trên 20%. Mục tiêu dài hạn của chương trình TWI là tăng nội lực phát triển sự cạnh tranh bằng năng lực chất lượng của nhân sự công ty và xây dựng văn hóa học hỏi.
Dù có hiệu quả nhưng việc triển khai mô hình TWI lại đang gặp không ít khó khăn, thậm chí đã có nhiều doanh nghiệp thất bại. Việc hiểu rõ những lợi ích và cách thức áp dụng cho đại đa số cán bộ quản lý đến đội ngũ công nhân vẫn còn là thách thức lớn.
Áp dụng TWI giúp tăng năng suất khoảng 10% cho các doanh nghiệp.
Theo các chuyên gia, áp dụng TWI giúp tăng năng suất khoảng 10% cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thành công thì việc đào tạo cần trở thành thói quen sản xuất, không phụ thuộc vào việc có người giám sát hay không.
Ông Nguyễn Phương Lâm, Chuyên gia tư vấn Tổng cục Tiêu Chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ KH&CN, nói: "Doanh nghiệp cần đưa ra lộ trình và Viện Năng suất Việt Nam sẽ tư vấn cho DN kế hoạch và lộ trình đó, nếu không sẽ dẫn đến việc DN không đủ nguồn lực để áp dụng được mà đòi hỏi phải có sự tuần tự nhất định".
Với trên 700.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước, cần thiết tiếp tục nghiên cứu, xây dựng nhiều mô hình đa dạng, phù hợp với các quy mô khác nhau để nhân rộng trên cả nước.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Xem thêm: mth.18655130010010202-oat-oad-tas-maig-uc-gnoc-gnab-gnoul-tahc-taus-gnan-neiht-iac/et-hnik/nv.vtv