vĐồng tin tức tài chính 365

Bán nhà đứng tên giùm, bị tố lừa đảo

2020-10-02 09:53
Bán nhà đứng tên giùm, bị tố lừa đảo - Ảnh 1.

Năm 2017, ông Nguyễn Hoài Tân mua căn nhà tại đường Thống Nhất, P.16, Q. Gò Vấp (TP.HCM). Việc mua bán hoàn toàn ngay tình nhưng sau đó tòa sơ thẩm TAND TP.HCM tuyên hợp đồng vô hiệu và buộc gia đình ông Tân dọn ra khỏi nhà...

Con bán nhà, mẹ kiện đòi lại

Năm 2006, ông Lê Huỳnh Hữu Tài được mẹ kế là bà Kim Berly (quốc tịch Mỹ) gửi tiền về VN nhờ mua căn nhà trên và đứng tên giùm. Mua xong, ông Tài dọn về đó ở để trông coi căn nhà. 

Việc thỏa thuận đứng tên giữa ông Tài và mẹ kế có lập văn bản thỏa thuận nêu rõ: ông Tài không được quyền mua bán sang nhượng nếu chưa có sự đồng ý của bà Kim. Năm 2017, bà Kim muốn bán căn nhà nên yêu cầu ông Tài ủy quyền việc mua bán cho luật sư.

Tháng 11-2017, ông Tài rao bán nhà và ông Nguyễn Hoài Tân đã thỏa thuận mua với giá 3 tỉ đồng. Sau khi ký hợp đồng tại văn phòng công chứng, ông Tài đã nhận 2,95 tỉ đồng, 50 triệu còn lại sẽ được trả khi thủ tục sang tên, đăng bộ hoàn tất.

Sau đó, ông Tân nhận nhà và đưa gia đình vào ở cho đến nay. Tuy nhiên, khi đi làm thủ tục đăng bộ căn nhà trên thì giao dịch giữa ông Tân và ông Tài bị ngăn chặn, do bà Kim có đơn khởi kiện ông Tài (tòa án thụ lý sau khi ông Tân và ông Tài ký hợp đồng 1 ngày). 

Đơn khởi kiện của bà Kim yêu cầu tòa công nhận nhà đất trên là tài sản của bà và hủy hợp đồng mua bán giữa ông Tài và ông Tân.

Bị đơn là ông Tài không có yêu cầu gì. Ông Tài xác nhận đã nhận tiền của bà Kim để mua nhà, đồng thời cũng thừa nhận là đã nhận 2,95 tỉ đồng của ông Tân để ký hợp đồng mua bán nhà.

Được xác định là người có quyền và nghĩa vụ liên quan, ông Nguyễn Hoài Tân yêu cầu tòa công nhận hợp đồng mua bán nhà với ông Tài vì mình là người mua ngay tình. 

Lý do: khi đến xem nhà, ông đã hỏi thăm hàng xóm thì được biết ông Tài đã ở căn nhà này hàng chục năm; UBND phường và UBND quận cũng xác nhận không có tranh chấp nào liên quan đến căn nhà trên; trước khi ký hợp đồng, văn phòng công chứng kiểm tra cũng không thấy gì bất thường...

Bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM xác định: bà Kim gửi tiền cho ông Tài mua và giữ nhà; ông Tài đã nhận 2,95 tỉ đồng của ông Tân, trong đó có trả cho bà Kim 1,5 tỉ đồng, còn lại đã chi dùng cá nhân. 

Bản án sơ thẩm áp dụng án lệ số 02 để giải quyết quan hệ tranh chấp, do đó ngoài số tiền gửi để mua nhà thì bà Kim được hưởng ½ giá trị tăng thêm của căn nhà sau khi định giá. 

Nhưng vụ án này khác với án lệ số 02, đó chính là quan hệ mua bán đã được xác lập giữa ông Tân và ông Tài. 

Án lệ 02 không có phần này nên HĐXX đã quyết định hủy hợp đồng mua bán giữa ông Tân và ông Tài, ông Tân trả lại nhà còn ông Tài trả lại tiền. Căn nhà này sẽ được cơ quan thi hành án phát mãi lấy tiền trả cho bà Kim.

Không đồng ý với nội dung bản án sơ thẩm, ông Tân kháng cáo đề nghị tòa công nhận hợp đồng mua bán đã được ký kết. Trái lại, cả nguyên đơn và bị đơn (ông Tài và mẹ kế) đều đồng ý với án sơ thẩm.

Người bán có hành vi gian dối

Tại phiên tòa phúc thẩm do TAND cấp cao ở TP.HCM mở ngày 10-8, ông Tân khẳng định bản thân mình đã tìm hiểu rất kỹ khi đi mua nhà và không thể biết được nhà này do ông Tài đứng tên giùm. 

Còn ông Tài cũng xác định khi bán nhà không hề nói cho ông Tân biết nhà này mình chỉ đứng tên giùm bà Kim. 

Do đó, ông Tân cho rằng bản án sơ thẩm xác định ông là người mua không ngay tình và hủy hợp đồng mua bán là không đúng. Hơn nữa, ông Tài và bà Kim có quan hệ gia đình nên có thể có việc cấu kết gian dối để lừa đảo ông.

Ngoài ra, tại phiên tòa phúc thẩm, ông Tài cho rằng chính bà Kim kêu ông bán nhà chứ ông không tự ý bán. 

Ông Tân cũng khẳng định đến thời điểm này, bà Kim vẫn mang quốc tịch Mỹ nên không thể đứng tên sở hữu nhà đất, do đó bà Kim không có quyền yêu cầu tuyên hủy hợp đồng giữa ông và ông Tài vì bà Kim không nằm trong quan hệ mua bán này.

Cũng tại phiên tòa phúc thẩm, ông Tân đề nghị tòa xem xét dấu hiệu cấu kết giữa ông Tài và người thân để chiếm đoạt tài sản của ông và đề nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra.

Với yêu cầu này, HĐXX cho rằng ông Tài có hành vi gian dối khá rõ ràng, nhưng việc ông Tài có cấu kết với người thân để chiếm đoạt tiền của ông Tân hay không thì đề nghị ông Tân thu thập chứng cứ thể hiện dấu hiệu cấu kết giữa ông Tài và bà Kim.

HĐXX cấp phúc thẩm đã tuyên y án sơ thẩm. Sau khi bản án tuyên, ông Nguyễn Hoài Tân đã gửi đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông Lê Huỳnh Hữu Tài đến Công an TP.HCM. 

Đơn tố cáo của ông Tân cho rằng bà Kim, ông Tài và những người trong gia đình đã cấu kết để lừa của ông số tiền gần 3 tỉ đồng.

Có thể xem ông Tân là người thứ 3 ngay tình

Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Đỗ Văn Đại - trưởng khoa luật dân sự Trường ĐH Luật TP.HCM - cho rằng nếu ông Tài giấu việc đứng tên giùm tài sản và giữa ông Tài và bà Kim cũng chưa từng có tranh chấp gì liên quan đến ngôi nhà tại địa phương thì cần phải xem xét ông Tân như người mua ngay tình trong giao dịch này.

Ngoài ra, bà Kim có quốc tịch Mỹ, ở thời điểm mua nhà bà không có quyền mua bán, sang nhượng và đứng tên quyền sở hữu nhà đất tại VN.

Tại thời điểm phát sinh tranh chấp giữa bà Kim và ông Tài, nếu bà Kim không đủ điều kiện để đứng tên sở hữu nhà đất thì bà không có quan hệ gì trong hợp đồng mua bán giữa ông Tài và ông Tân.

Quan hệ tranh chấp giữa bà Kim và ông Tài là phần giá trị tài sản của căn nhà chứ không phải quyền sở hữu và quyền sử dụng.

Việc bản án sơ thẩm cho rằng việc ông Tân không phải là người thứ ba ngay tình là gây thiệt hại cho ông Tân.

Con bán nhà, mẹ chịu thuếCon bán nhà, mẹ chịu thuế

TTO - Người con có căn hộ duy nhất và hiện đang đi du học nước ngoài nên ủy quyền cho mẹ trông nom căn hộ. Khi người mẹ bán giúp con căn hộ, cơ quan thuế xác định người con không phải đối tượng nộp thuế nhưng lại yêu cầu người mẹ nộp thuế.

Xem thêm: mth.11831409020010202-oad-aul-ot-ib-muig-net-gnud-ahn-nab/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bán nhà đứng tên giùm, bị tố lừa đảo”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools