Các tuyến cao tốc 'thất thu' do Covid-19
Lê Anh
(TBKTSG Online) - Bốn tuyến cao tốc dài tổng cộng 485 km do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đang vận hành bị thất thu do lượng xe đi lại giảm trong đại dịch.
Tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây - Ảnh: Anh Quân |
Ngày 2-10, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, trong chín tháng của năm 2020, các tuyến đường cao tốc do VEC quản lý vận hành đã phục vụ an toàn cho 33,3 triệu lượt xe. Trong đó cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đạt 11,8 triệu lượt; Nội Bài - Lào Cai 8,4 triệu lượt; TPHCM - Long Thành - Dầu Giây 11,7 triệu lượt và Đà Nẵng - Quảng Ngãi 1,4 triệu lượt.
So với chín tháng của cùng kỳ năm trước lượng xe giảm 5,2%, còn doanh thu giảm 4,8%. Lý giải cho sự sụt giảm này VEC cho biết là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài trong nhiều tháng vừa qua đã tác động trực tiếp đến hoạt động giao thông vận tải.
Trước tình hình có dấu hiệu kẹt xe ở một số tuyến cao tốc do lượng xe đông, VEC đã có báo cáo đề xuất với các cấp có thẩm quyền để sớm mở rộng các tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.
Không chỉ các tuyến cao tốc thất thu do dịch Covid-19 mà các tuyến quốc lộ cũng chung tình trạng sụt giảm doanh thu. Theo thống kê của Bộ GTVT, trong số 60 dự án BOT giao thông đang khai thác do bộ này quản lý thì có 49 dự án doanh thu thực tế thấp hơn so với phương án tài chính, trong đó có hai dự án doanh thu chỉ đạt 13-15% là Quốc lộ 3 đoạn Thái Nguyên - Bắc Kạn; dự án xây dựng cầu Thái Hà trên Quốc lộ 39 nối hai tỉnh Hà Nam - Thái Bình.
Theo phản ánh của một số nhà đầu tư việc giảm doanh thu ngoài nguyên nhân do Covid-19, các doanh nghiệp phải giảm giá vé cho một số nhóm xe theo chỉ đạo của Chính Phủ (Nghị quyết 35). Ngoài ra, các dự án chưa tăng phí theo lộ trình như trong hợp đồng BOT.
Mời xem thêm:
Xem thêm: lmth.91-divoc-od-uht-taht-cot-oac-neyut-cac/369803/nv.semitnogiaseht.coaid