vĐồng tin tức tài chính 365

Không lẽ cứ Nhà nước làm là phải miễn phí!

2020-10-03 19:21

Không lẽ cứ Nhà nước làm là phải miễn phí!

Thời báo Kinh tế Sài Gòn

(TBKTSG) - Tổng cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, ông Nguyễn Văn Huyện, cho biết cơ quan này đang nghiên cứu đề án thu phí các tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư. Mặc dù đề án này không nhắm đến thu phí những con đường độc đạo nhưng cũng đã có những ý kiến không đồng tình do cho rằng đường được làm bằng tiền thuế của dân.

Tuy nhiên đây là ý tưởng cần được ủng hộ, vì nếu chỉ trông vào ngân sách công thì chẳng biết đến bao giờ Việt Nam mới giải quyết được bất cập về cơ sở hạ tầng giao thông.

Việc thu phí các tuyến đường do Nhà nước xây dựng, trước hết, sẽ giúp Chính phủ có thêm nguồn thu để trả nợ cho các khoản vay làm đường, qua đó giúp giảm áp lực lên ngân sách và Chính phủ cũng có tiền để đầu tư cho những khu vực còn kém phát triển.

Thứ hai, trong khi các phương thức thu hút vốn của khu vực tư thông qua các hình thức đầu tư như BT, BOT… đang lâm vào bế tắc, thì đề xuất này chính là lời giải khả thi cho bài toán huy động vốn của khu vực tư nhân vào các dự án cơ sở hạ tầng. Thông qua việc chuyển nhượng hay cho thuê quyền thu phí, Nhà nước sẽ có ngay một khoản tiền lớn để đầu tư tiếp cho các dự án hạ tầng khác. Còn với các nhà đầu tư tư nhân, mua hay thuê quyền thu phí đường của Nhà nước sẽ giúp tránh được rất nhiều rủi ro không thể lường trước, nên quyết định bỏ vốn ra đầu tư cũng dễ dàng hơn.

Thứ ba, tiền thuế các loại nộp cho Nhà nước thì người đi xe máy hay xe đạp đều phải đóng, trong khi đường cao tốc thường chỉ được thiết kế dành riêng cho ô tô, nên thu phí đường cao tốc, trong chừng mực nào đó, cũng là một cách phân phối lại thu nhập.

Ngoài ra, một khi đã tính đến chuyện thu phí thì trước khi quyết định đầu tư Nhà nước cũng phải cân nhắc nhiều hơn trong việc chọn lựa đầu tư vào những khu vực có khả năng “bán” được giá nhất. Đây cũng là một cách để nâng cao hiệu quả kinh tế của các dự án cơ sở hạ tầng đường bộ, giúp giảm bớt những quyết định đầu tư không vì lý do hiệu quả kinh tế.

Thật ra, đề xuất của Tổng cục Đường bộ không mới. Việc cho thuê hay chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản hạ tầng giao thông đường bộ cũng đã được quy định trong Nghị định số 33/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Nhưng có một điểm cần làm rõ là việc thu phí đường cao tốc của Nhà nước đầu tư dự kiến thực hiện như thế nào? Là Nhà nước tự đứng ra thu hay chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác cho nhà đầu tư tư nhân?

Việc chuyển nhượng quyền khai thác cho tư nhân chắc chắn hiệu quả và dễ quản lý hơn, đồng thời Nhà nước cũng có ngay trong tay số tiền lớn để có thể đầu tư ngay cho dự án khác.

Tuy nhiên, vụ án liên quan đến những thiệt hại cho Nhà nước khi đấu giá quyền thu phí tuyến cao tốc TPHCM - Trung Lương cho thấy đây là lĩnh vực rất dễ bị nhóm lợi ích chi phối, nên việc đấu thầu chuyển nhượng quyền khai thác tài sản của Nhà nước phải rất minh bạch.

Ngoài ra, quy mô các gói thầu cần được thiết kế phù hợp để thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia, thậm chí là nên mời gọi cả nhà đầu tư nước ngoài.

Sau cùng, bên cạnh đường cao tốc, việc thu phí nên được xem xét mở rộng ra các dự án đầu tư bằng tiền ngân sách công khác.

Xem thêm: lmth.ihp-neim-iahp-al-mal-coun-ahn-uc-el-gnohk/028803/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Không lẽ cứ Nhà nước làm là phải miễn phí!”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools