vĐồng tin tức tài chính 365

Định hướng phát triển ngành thủy sản đến năm 2045: Giảm 900.000 lao động

2020-10-08 18:01

Bộ NNPTNT đang dự thảo Chiến lược phát triển ngành thủy sản đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trình Thủ tướng phê duyệt.

Đến năm 2030, xuất khẩu thủy sản đạt 20 tỉ USD

Theo Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản (Bộ NNPTNT), ngành thủy sản sẽ phát triển theo hướng hiện đại hóa, máy móc, công nghệ sẽ thay thế lao động chân tay. Chính vì vậy, trong dự thảo chiến lược phát triển ngành, con số 3,9 triệu lao động tại thời điểm hiện tại sẽ giảm xuống còn 3,5 triệu vào năm 2030 và đến năm 2045 sẽ chỉ còn 3 triệu lao động. Số lao động bị đào thải sẽ được đào tạo lại để chuyển đổi nghề.

Cụ thể, đến năm 2030, kinh tế thủy sản sẽ đóng góp 28-30% GDP trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Tổng sản lượng thủy sản đạt 10 triệu tấn. Trong đó sản lượng khai thác thủy sản khoảng 25-30%, sản lượng nuôi trồng thủy sản khoảng 70-75%.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 18-20 tỉ USD. Trong đó xuất khẩu tại chỗ, thông qua du lịch và khách quốc tế khoảng 1,3 tỉ USD.

100% cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và các quy chuẩn bảo vệ môi trường.

Đến năm 2045 thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu thế giới

Tầm nhìn dài hơn, đến năm 2015, Việt Nam sẽ là trung tâm chế biến thủy sản chất lượng cao khu vực ASEAN và Châu Á, thuộc nhóm 3 nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới.

Theo Bộ NNPTNT, trong chiến lược đề ra, ngành thủy sản phải đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản; củng cố, mở rộng, thành lập mới các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đảm bảo diện tích các khu bảo tồn biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven biển, phục hồi các hệ sinh thái biển đạt 6% diện tích biển Việt Nam;


Việt Nam đang tích cực xây dựng tiền đề để phát triển thủy sản theo hướng bền vững. Ảnh: Vũ Long

Thực hiện lưu giữ giống gốc, bảo tồn gen, bảo tồn các loài thủy sản bản địa, đặc hữu, có giá trị kinh tế, các loài nguy cấp, quý hiếm. Định kỳ thả giống bổ sung, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản....

Trong lĩnh vực khai thác thủy sản, đảm bảo phát triển khai thác vùng khơi hiệu quả, bền vững trên cơ sở trữ lượng nguồn lợi thủy sản. Xây dựng cơ cấu thuyền nghề, phân bổ hạn ngạch khai thác hải sản phù hợp; thực hiện quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm, chống đánh bắt bất hợp pháp.

Tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản vùng lộng, ven bờ và khai thác thủy sản nội địa hợp lý, gắn phát triển sinh kế của cộng đồng ngư dân với phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái...

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, phát triển đồng thời cả nuôi và trồng hiệu quả với các đối tượng phù hợp hệ sinh thái trên từng loại hình mặt nước. Tập trung nguồn lực vốn, khoa học công nghệ tiên tiến và cán bộ kỹ thuật trình độ cao, phát triển các mô hình nuôi công nghiệp tiên tiến với các đối tượng chủ lực, tạo khối lượng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu lớn, giá trị cao với các biện pháp bảo vệ môi trường nghiêm ngặt...

Về chế biến và thương mại thủy sản, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm hợp lý theo hướng chế biến sâu, chế biến tinh, nâng cao chất lượng và tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hạn chế thấp nhất việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thô...

Mục tiêu phát triển ngành thủy sản cũng đề ra định hướng phát triển theo vùng như: Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; Đông Nam Bộ; ĐBSCL; vùng miền núi, trung du phía Bắc và Tây Nguyên... với định hướng phát triển ngành thủy sản hiệu quả, phù hợp, tận dụng được ưu thế của từng vùng miền....

Xem thêm: odl.740348-gnod-oal-000009-maig-5402-man-ned-nas-yuht-hnagn-neirt-tahp-gnouh-hnid/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Định hướng phát triển ngành thủy sản đến năm 2045: Giảm 900.000 lao động”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools