Người thân của 12 người đào tẩu và bị Trung Quốc bắt giữ biểu tình ngày 8-10-2020 tại Hong Kong - Ảnh: GETTY IMAGES
Một nguồn tin cảnh sát nói vụ bắt giữ 9 người trên xảy ra trong sáng 10-10. Trong khi đó, hãng tin Reuters dẫn lời thanh tra Ho Chun Tung - phòng tội phạm có tổ chức của cảnh sát Hong Kong - cho biết họ đã bắt giữ 4 người đàn ông và 5 người phụ nữ tình nghi tổ chức vượt biên cho 12 người đào tẩu trên.
Ngoài ra, cảnh sát cũng đã tịch thu 500.000 đôla Hong Kong (64.500 USD) tiền mặt, máy tính, điện thoại di động và các tài liệu liên quan đến việc mua xuồng.
Theo báo South China Morning Post, 12 người đào tẩu này đang lái xuồng cao tốc hướng đến Đài Loan thì bị bảo vệ bờ biển Trung Quốc chặn lại hôm 23-8, và đưa họ đến Trung Quốc đại lục. 10 người trong số này bị bắt vì tình nghi vượt biên trái phép, và 2 người còn lại bị bắt vì tổ chức cho cuộc vượt biên này.
Trước đó, cảnh sát Hong Kong cho biết đang điều tra một đường dây buôn lậu địa phương, tình nghi đã cung cấp xuồng cao tốc cho 12 người đào tẩu. Những người đào tẩu là những người bị truy nã tại Hong Kong do liên quan đến các cuộc biểu tình chống chính phủ năm ngoái.
Cảnh sát cho biết nhóm đào tẩu dường như dùng xuồng cao tốc để đến một điểm hẹn nào đó bên ngoài lãnh hải của Trung Quốc. Tại đó, một chiếc thuyền lớn hơn đang đợi để đưa họ sang Đài Loan.
Nhóm đào tẩu, gồm 11 người đàn ông và 1 phụ nữ trong độ tuổi từ 16 đến 33, đã bị giam giữ gần 2 tháng tại thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc. Trong số 12 người bị bắt có Andy Li (29 tuổi), từng bị bắt hồi tháng 8 vì vi phạm luật an ninh ở Hong Kong.
Vụ bắt giữ 12 người đào tẩu trên đã trở thành tiêu đề cho nhiều bài báo quốc tế, và nhiều nhóm nhân quyền cũng bày tỏ lo ngại liên quan đến sự việc này. Các nhà chức trách Hong Kong cho biết 12 người đào tẩu sẽ được chọn luật sư đại diện cho họ từ danh sách luật sư do các quan chức Trung Quốc cung cấp.
Luật an ninh quốc gia của Trung Quốc tại Hong Kong chính thức có hiệu lực từ cuối tháng 6, hình sự hóa 4 tội danh gồm lật đổ, ly khai, khủng bố và thông đồng với các lực lượng bên ngoài gây đe dọa đến an ninh quốc gia.
Mặc dù chính phủ Bắc Kinh cũng như chính quyền Hong Kong nói rằng luật an ninh chỉ nhắm vào nhóm nhỏ những người vi phạm pháp luật nhưng nhiều nước trên thế giới đã bày tỏ quan ngại rằng luật sẽ ảnh hưởng đến quyền tự trị cao của Hong Kong.
TTO - Các nhà ngoại giao Mỹ phải được Bộ Ngoại giao Trung Quốc đồng ý trước khi gặp các quan chức chính quyền Hong Kong hoặc nhân viên của các tổ chức giáo dục và xã hội của thành phố, theo báo SCMP ngày 27-9.
Xem thêm: mth.87934712101010202-naol-iad-gnas-nort-an-yurt-ib-iougn-21-puig-mohn-tab-gnok-gnoh/nv.ertiout