vĐồng tin tức tài chính 365

Điều chỉnh thước đo về kinh tế: Thước đo ảo và thước đo thật

2020-10-11 12:30

Điều chỉnh thước đo về kinh tế: Thước đo ảo và thước đo thật

Bùi Trinh

(TBKTSG) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất bổ sung một số chỉ số chưa xuất hiện trong các chỉ tiêu pháp lệnh về kinh tế, như GDP bình quân đầu người, tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng, năng suất lao động xã hội... Trong thực tế, những chỉ số này không có nhiều ý nghĩa. Cái cần đưa vào là các chỉ tiêu để đo lường sức khỏe thực sự của nền kinh tế như tổng thu nhập quốc gia (GNI), thu nhập quốc gia khả dụng (NDI) và tiết kiệm (saving).

Ảnh: THÀNH HOA

Đưa chỉ tiêu GDP bình quân đầu người, hay năng suất lao động, về bản chất, ngoài yếu tố tăng trưởng, đưa thêm vào quy mô của GDP, vì GDP bình quân đầu người là lấy GDP theo giá hiện hành chia cho dân số và năng suất lao động là lấy GDP chia cho số lao động.

Tỷ lệ giá trị tăng thêm so với doanh thu thuần của khối doanh nghiệp là cực thấp, khoảng 11%, trong đó doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ là 8,9%. Như vậy nếu GDP bình quân đầu người hay năng suất lao động có cao cũng chẳng đáng tự hào. Với tỷ lệ giá trị tăng thêm so với doanh thu thuần (chưa phải giá trị sản xuất) thấp như vậy, chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam phần nhiều là gia công.

Trong GDP tính theo phương pháp thu nhập, bao gồm thu nhập của người lao động, thặng dư gộp (bao gồm khấu hao tài sản cố định) và thuế sản xuất (bao gồm thuế sản phẩm và thuế sản xuất khác). Tuy nhiên, Việt Nam chưa tính GDP theo phương pháp này và đương nhiên là chưa bao giờ công bố.

Như vậy, nhìn vào các nhân tố của GDP theo phương pháp thu nhập thì dường như GDP bình quân đầu người không mang nhiều ý nghĩa. Chẳng hạn, năm 2013 Tổng cục Thống kê (TCTK) nâng GDP lên hơn 10% ở hai ngành là ngân hàng và nhà ở tự có tự ở của dân cư.

Khoản GDP tăng lên nhờ vào nâng giá trị tăng thêm của nhà ở tự có tự ở chẳng ai được hưởng mà cũng không được tạo ra từ sản xuất trong kỳ, ghi bao nhiêu bên nguồn thì ghi bấy nhiêu bên sử dụng. Nhưng nó lại làm quy mô GDP tăng lên, dẫn đến một loạt tỷ lệ khác giảm xuống như nợ công so với GDP, bội chi ngân sách so với GDP...

Năng suất lao động, nếu để ý nhìn vào số liệu thống kê, sẽ thấy năng suất lao động Việt Nam có được nhờ vào ngành khai thác (gấp 13 lần so với năng suất bình quân), ngành điện (gấp gần 18 lần so với năng suất chung), ngành kinh doanh bất động sản (gấp 10 lần năng suất chung). Giá điện càng tăng thì năng suất lao động của Việt Nam càng tăng?

Số liệu trong Sách trắng về doanh nghiệp Việt Nam năm 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tỷ lệ giá trị tăng thêm so với doanh thu thuần của khối doanh nghiệp là cực thấp, khoảng 11%, trong đó doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ là 8,9%.

Như vậy nếu GDP bình quân đầu người hay năng suất lao động có cao cũng chẳng đáng tự hào. Với tỷ lệ giá trị tăng thêm so với doanh thu thuần (chưa phải giá trị sản xuất) thấp như vậy, chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam phần nhiều là gia công. Trong trường hợp xuất khẩu sản phẩm gia công thì quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất lại không phải là Việt Nam.

Ngay việc ước lượng các hệ số co giãn về vốn và lao động bằng phương pháp hồi quy và từ mô hình cân bằng tổng thể, cũng cho ra các kết quả rất khác nhau. Chính vì những lý do đó, nhiều trường hợp TFP sẽ được điều chỉnh hợp với ý chí của ai đó.

Chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng thực chất đã được TCTK đưa vào trong các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội những năm gần đây, nhưng không biết TCTK tính toán chỉ tiêu này bằng cách nào?

Tổng quát nhất, TFP phụ thuộc vào mấy yếu tố như tăng trưởng GDP, tăng trưởng về vốn, tăng trưởng về lao động và các hệ số co giãn của vốn và lao động. Nhưng dường như chỉ tiêu vốn (capital stock) và tỷ lệ khấu hao tài sản cố định không hề tồn tại trong bất cứ tài liệu nào của TCTK.

Cần lưu ý rằng, vốn để tính toán TFP không phải chỉ tiêu “vốn đầu tư” mà TCTK công bố hàng năm. Chính vì lý do không tồn tại chỉ tiêu vốn nên các nhóm nghiên cứu và cả TCTK thường phải ước lượng chỉ tiêu này, nhưng các phương pháp và nguồn số liệu khác nhau lại cho ra các kết quả rất khác nhau.

Ngoài ra, ngay việc ước lượng các hệ số co giãn về vốn và lao động bằng phương pháp hồi quy và từ mô hình cân bằng tổng thể, cũng cho ra các kết quả rất khác nhau. Chính vì những lý do đó, nhiều trường hợp TFP sẽ được điều chỉnh hợp với ý chí của ai đó.

TCTK từ nhiều năm nay, song song với công bố các chỉ tiêu về GDP, cũng đã công bố các chỉ tiêu như GNI, thu nhập sở hữu thuần trên trang web, nhưng tiếc rằng các nhà hoạch định chính sách không sử dụng. Nếu muốn thực sự điều hành đất nước một cách thực chất thì không chỉ dựa vào các chỉ tiêu kiểu thành tích mà cần cả những chỉ tiêu phản ánh đúng thực trạng đất nước.

Một nghịch lý là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2011 có tổng lợi nhuận trước thuế trong tổng lợi nhuận trước thuế của cả khối doanh nghiệp là 32%, tỷ lệ đóng góp vào ngân sách của khối FDI cũng là 32%; năm 2015 tỷ lệ lợi nhuận trước thuế của nhóm này tăng lên 34%, nhưng tỷ lệ đóng góp vào ngân sách lại giảm còn 30%; đến năm 2016 tỷ lệ lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp FDI tăng lên 45% nhưng ngạc nhiên là tỷ lệ đóng góp vào ngân sách còn 25%?(1)

Và điều không ngạc nhiên là tốc độ tăng về luồng tiền chi trả sở hữu ra nước ngoài ra khỏi Việt Nam trong những năm gần đây rất cao. Một trùng hợp thú vị là luồng tiền chảy ra khỏi nền kinh tế tương đương với lợi nhuận của khu vực này. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại phải ưu đãi quá đáng cho khu vực này? Càng “đại bàng” thì luồng tiền chảy ra nước ngoài sẽ càng lớn và GDP càng tăng trưởng dựa vào FDI thì nguồn lực của nền kinh tế thông qua chỉ tiêu tiết kiệm càng bị bào mòn.

Các chỉ tiêu mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư nên đưa thêm vào như các chỉ tiêu pháp lệnh, đó là các chỉ tiêu để đo lường sức khỏe thực sự của nền kinh tế như GNI, NDI và tiết kiệm (saving).

(1) Từ năm 2017 đến nay trong điều tra về doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê không còn các chỉ tiêu về thuế nữa

 

Xem thêm: lmth.taht-od-couht-av-oa-od-couht-et-hnik-ev-od-couht-hnihc-ueid/521903/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Điều chỉnh thước đo về kinh tế: Thước đo ảo và thước đo thật”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools