Trăm ngàn số phận, chung một nỗi niềm
Ở độ tuổi "thất thập cổ lai hy", bà Nguyễn Thị Huỳnh vẫn miệt mài với xe bán xôi mỗi ngày. "Bà bán được 16 năm rồi. Nhìn bà nhỏ bé thế này thôi nhưng là trụ cột chính nuôi tất cả thành viên trong gia đình 5 người đấy.
Chồng bà thì tai biến mạch máu não, ngồi một chỗ 20 năm rồi. Trời không thương nên 2 đứa con bà cũng bị bệnh nữa. Thằng lớn thì bị bệnh thần kinh, đứa út cũng thế nhưng nhẹ hơn", bà Huỳnh chia sẻ.
Vài tháng trước, bà Huỳnh vẫn cặm cụi với xe bán xôi sáng tối, nhưng khách ghé mua chẳng còn đông như trước do dịch bệnh. "Nhiều người cũng biểu bà ở nhà nghỉ đi. Bà đã 71 tuổi rồi, dễ bị nhiễm bệnh lắm. Nhưng nếu bà nghỉ ở nhà rồi ai lo tiền cho 5 miệng ăn trong gia đình?" - bà Huỳnh không khỏi rưng rưng khi nhắc tới gánh nặng trên vai.
Hàng xôi nhỏ ven đường của bà Huỳnh
Chẳng riêng bà Huỳnh, nhiều chủ gánh hàng ăn cũng bị bủa vây trong hoàn cảnh tương tự. Hàng cháo lòng của chị Đỗ Thị Thanh Thảo nằm khiêm tốn trong con hẻm nhỏ Đỗ Tấn Phong, Phú Nhuận cũng thưa khách hơn trong thời gian dịch bệnh.
Mỗi một tô cháo lòng bán đi là một sự kỳ vọng về tương lai bởi đâu đó nỗi lo sợ dang dở việc học của cậu bé lớp 2 vẫn thường trực.
Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, nhưng điểm chung của các câu chuyện trên là nỗi nhọc nhằn đeo đẳng. Dưới áp lực mưu sinh, họ vẫn phải lăn lộn từng ngày bên gánh hàng nhỏ để kiếm sống.
Dẫu vất vả, điều đáng trân trọng là những người phụ nữ kiên cường này chưa bao giờ chịu buông xuôi mà vẫn lao động không ngơi nghỉ để kiếm tiền từ chính sức lao động của mình.
Và tia hy vọng được thắp lên nhờ ứng dụng công nghệ
Dạo gần đây, gánh hủ tiếu lâu năm từ trước Giải Phóng của bà Thuận (72 tuổi) tại một góc bờ kênh Nhiêu Lộc (TP.HCM) bắt đầu chào đón rất nhiều vị khách mới: những tài xế công nghệ áo xanh.
Hỏi ra mới biết bà đang tập tành bán đồ ăn online trên ứng dụng Gojek thông qua sự hỗ trợ từ chiến dịch "Để không ai bị bỏ lại phía sau" do chương trình Cafetek của HTV9 phối hợp cùng Gojek thực hiện.
Nhờ vậy mà bà có thêm đồng ra đồng vào để trang trải cuộc sống. Chương trình đã tặng bà một chiếc điện thoại thông minh, hướng dẫn bà cách chụp ảnh đồ ăn và giúp bà đăng các món ăn lên mục GoFood trên app của Gojek, để bà có thể tiếp cận những khách hàng mới.
Tô hủ tiếu nóng đầy ắp thịt thơm ngon với mức giá bình dân tại gánh hủ tiếu của bà Thuận
Còn bà Nguyễn Thị Huỳnh, chủ gánh xôi ở ngã tư Nguyễn Trãi giao Tản Đà (TP.HCM) đã ấp ủ dự định bán online từ lâu. Nhưng phải đến khi chương trình "Để không ai bị bỏ lại phía sau" gõ cửa, bà mới hiện thực hóa được dự định này.
"Từ ngày dịch bệnh bùng phát, khách thưa thớt dần. Nghe người ta mách bảo bán online thêm, nhưng bà cũng không biết nên bắt đầu từ đâu.
May nhờ bên Cafetek với Gojek hướng dẫn mở gian hàng trên GoFood, lại tặng cả điện thoại, nên cuối cùng bà cũng có thể bán hàng online được rồi. Bà chẳng mong ngày bán trăm đơn như người ta, chỉ cần có thêm việc để làm, thêm thu nhập cho gia đình là quý lắm rồi."
Những quán ăn vỉa hè ưa thích nay được bán online cũng giúp khách hàng ở xa dễ dàng đặt mua hơn
Vừa cắm cúi chuẩn bị đơn hàng, chị Thảo - chủ hàng cháo lòng trên đường Đỗ Tấn Phong, Phú Nhuận - vừa tươi cười kể lại kỷ niệm từ khi được "thăng chức" lên làm chủ quán online trên ứng dụng Gojek: "Từ ngày lên ứng dụng chị bán được nhiều, nhờ vậy mà thu nhập cũng ổn định hơn trước, mừng lắm."
Giữa nhịp sống hối hả, sự tương trợ kịp thời trong những câu chuyện kể trên không chỉ thắp lên hy vọng cho những mảnh đời mưu sinh, mà còn lan tỏa tình người ấm áp trong xã hội.
Đó không chỉ là sự tiếp sức bằng vài cân gạo hay thùng mì, mà còn là đưa cho họ cần câu cơm kiếm thêm thu nhập. Hy vọng sẽ có thêm nhiều món quà thiết thực như vậy được gửi trao, để những người phụ nữ kiên cường này thêm no đủ bữa cơm và nhẹ hơn gánh nặng cơm áo gạo tiền mỗi ngày.
Bạn đọc có thể đặt món ủng hộ các quán nhỏ này qua ứng dụng Gojek:
- Xôi cụ Huỳnh, Nguyễn Trãi
- Gánh Phở Bà Thuận, Bùi Hữu Nghĩa
- Nguyễn Cháo Lòng Chi Thảo, Đỗ Tấn Phong