vĐồng tin tức tài chính 365

Lũ lớn miền Trung: Đường nứt, nhà sập

2020-10-14 09:27
Lũ lớn miền Trung: Đường nứt, nhà sập - Ảnh 1.

Miền Trung sau trận lũ được cho là thuộc loại lớn nhất trong gần 20 năm qua gần như tan hoang.

Quảng Trị: quốc lộ 9 nứt toác

Sau những trận lũ liên tiếp vừa qua, quốc lộ 9 đoạn qua km45 thuộc địa phận huyện Đakrông (Quảng Trị) bị lũ làm nứt toác vào tận tim đường. Nguy cơ phần đường này sạt xuống sông là hoàn toàn có thể xảy ra, nhất là khi tình hình mưa bão vẫn tiếp diễn trong nhiều ngày tới.

Đoạn đường bị sạt lở dài khoảng 100m qua một đoạn cong. Phía sát bờ sông Đakrông, một mảng lớn thảm nhựa mặt đường đã bị vỡ ra sụp xuống mép sông. Từ mép đường trở vào, nhiều đường nứt xen nhau dày đặc. Ở gần tim đường, mặt thảm nhựa bị nứt toác nhiều đường dài cả chục mét và rộng cả gang tay. Dù đơn vị quản lý đã giăng dây và đặt biển cảnh báo nguy hiểm ở phần nửa đường bên taluy âm, nhưng những người qua lại đoạn đường này đều ớn lạnh vì sợ. Hiện quốc lộ 9 là tuyến đường huyết mạch nối hành lang kinh tế Đông Tây. Mỗi ngày có hàng ngàn lượt xe, trong đó nhiều xe tải trọng lớn qua lại.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Quang Thanh - phó cục trưởng Cục Quản lý đường bộ II - cho biết người của đơn vị đã kiểm tra thực địa ở khu vực trên quốc lộ 9 bị nứt. Ông Thanh khẳng định không có chuyện chất lượng xây dựng kém, mà do trận lũ vừa qua lớn quá.

Giải pháp trước mắt, theo ông Thanh, là đơn vị đã giăng dây cảnh báo các xe qua lại. Về lâu dài phải đắp các rọ đá làm kè cố định từ dưới đáy sông lên mép đường để đảm bảo hơn. "Đoạn này trước đây là "điểm đen" nên chúng tôi xin vốn đổ đất nới rộng đoạn eo cho mặt đường rộng ra phía sông. Nhưng trận lũ vừa rồi lớn quá. Phần chân đường làm thêm không trụ nổi" - ông Thanh nói.

Quảng Nam: hơn 15.000 ngôi nhà ngập lụt

Ngày 13-10, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, nhiều khu vực như huyện Phú Ninh, TP Tam Kỳ (Quảng Nam) nước lũ đã xuống thấp. Một số khu vực nước đã rút ra khỏi nhà, người dân tất bật dọn dẹp sau lũ. Nước lũ trên sông Bàn Thạch đã rút xuống. Vừa trở về nhà sau bốn ngày di tản đến nơi cao tránh lũ, bà Nguyễn Thị Hồng (55 tuổi, thôn Đàn Long, xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) đau xót khi chứng kiến cảnh tượng toàn bộ ngôi nhà mình đổ sập, tan hoang.

Nhiều đồ đạc có giá trị như hai cái tủ lạnh, máy giặt, lúa cùng nhiều đồ đạc khác của gia đình bà Hồng đã bị nước lũ ngập làm hư hỏng. Còn đàn gà chẳng biết nước lũ cuốn trôi đi đâu mất. Rác trôi vào nhà chất thành đống, mấy mẹ con bà Hồng phải gồng mình dọn vệ sinh.

Nước lũ kèm theo bùn và rác ập vào nhà nhiều người dân ở thôn Đàn Long. Nhiều người dân phải dùng xe bò chở rác đi đổ. Một số tường rào của dân bị nước lũ chảy xiết đánh sập. Một số người dân tất bật dắt trâu bò từ nơi cao tránh lũ về nhà. Khu vực xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ, Quảng Nam cùng ngày vẫn còn ngập trong nước lũ, chia cắt cục bộ.

Tỉnh có 4 người chết, 2 người mất tích do lũ. Trong đợt lũ vừa qua có hơn 15.000 ngôi nhà bị ngập lụt. Lực lượng chức năng của huyện Núi Thành, Quảng Nam đã tìm được thi thể ông Trần Văn Kim (48 tuổi, xã Tam Hải, Núi Thành) trong vụ lật ghe ở sông Trường Giang do mưa lũ ngày 11-10. Lực lượng chức năng đang tiếp tục tìm kiếm thi thể hai cha con mất tích do chìm tàu cũng trên sông này.

Huế: các xã vùng đầm phá vẫn bị cô lập

Hôm qua (13-10), mưa đã giảm trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế nên nước các sông đã hạ sau hơn ba lần nước sông lên xuống khiến người dân hồi hộp thức đêm canh lũ. Thông tin khiến nhiều người dân quan tâm trong ngày 13-10 là lượng nước xả của các hồ chứa đầu nguồn và mực nước sông tăng - giảm.

Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết việc điều hành tăng giảm lượng nước xả từ các hồ cũng gây căng thẳng suốt những đêm qua. Đến 17h ngày 13-10, nước sông Hương cao 2,75m và sông Bồ (4,52m), hạ xuống rất nhiều so với mức báo động 3.

Phần lớn các đường phố Huế đã rút nước, trừ vài khu thấp trũng. Người dân tranh thủ dọn bùn non khi nước vừa rút. Các chợ đã mua bán tấp nập trở lại và chủ yếu bán hàng thực phẩm, lương thực, chất đốt. Từ đầu buổi sáng, hàng quán ở những chỗ không ngập, cả nơi nước vừa rút đã mở cửa và khách khá đông. Do tình hình mưa lũ vẫn chưa yên, bão số 7 có thể gây mưa và ngập lụt trở lại nên Sở GD-ĐT vẫn cho học sinh toàn tỉnh tiếp tục nghỉ học từ ngày 14-10 đến khi tình hình ổn định thật sự.

Tuy nhiên, những vùng ở cuối nguồn sông thuộc các huyện thị như Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà, nước vẫn mênh mông. Hai xã Hương Phong và Hải Dương của thị xã Hương Trà là nơi bị nước lũ bao vây suốt 5 ngày qua và nay vẫn còn bị cô lập.

Cuối ngày 13-10, ông Hà Văn Tuấn - chủ tịch UBND thị xã Hương Trà - cho hay người dân xã Hương Phong (nằm cuối sông Hương) đã dùng thuyền máy chạy vào được bên trong thị xã và đưa lương thực, thực phẩm về xã. Riêng xã Hải Dương nằm giữa phá Tam Giang và Biển Đông, sóng ở cửa biển Thuận An rất dữ nên vẫn bị cô lập. Tuy nhiên, chủ tịch UBND xã cho biết lương thực và vật tư dự trữ vẫn còn đủ dùng cho vài ngày tới.

Làng mạc xứ Huế vẫn đang chìm trong cơn lũ lịch sửLàng mạc xứ Huế vẫn đang chìm trong cơn lũ lịch sử

TTO - Trưa 13-10, hàng trăm làng xóm ở ven sông Hương, sông Bồ vẫn chìm trong biển nước. Nhiều khu vực trời vẫn đổ mưa lớn, nước bao vây tứ bề khiến cuộc sống người dân tiếp tục lâm vào cảnh hết sức khó khăn.

Xem thêm: mth.48914558041010202-pas-ahn-tun-gnoud-gnurt-neim-nol-ul/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lũ lớn miền Trung: Đường nứt, nhà sập”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools