Với mục đích đưa việc triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật trở thành hoạt động thường xuyên, phát huy tính tích cực, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Ngân hàng; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, thi hành pháp luật, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật của toàn ngành Ngân hàng.
Ngày pháp luật năm 2020 tại các đơn vị thuộc NHNN được tổ chức với khẩu hiệu: Chủ động tìm hiểu, nâng cao ý thức tuân thủ, thực thi pháp luật là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức; Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, mỗi cán bộ, công chức, viên chức ngành Ngân hàng tích cực tham gia hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam; Bảo đảm quyền con người, quyền công dân là mục tiêu và yêu cầu trong thwucj thi công vụ của mỗi cán bộ, công chức, viên chức ngành Ngân hàng; Tích cực cải cách hành chính, giảm thiểu chi phí tuân thủ pháp luật, góp phần giải phóng nguồn lực, đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp.
Theo đó, hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật năm 2020 tập trung vào các nội dung sau:
Một là, tập trung phổ biến, giới thiệu các Luật được Quốc hội thông qua trong năm 2020 như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật…; Các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành có liên quan đến hoạt động quản lý của NHNN ban hành trong năm 2020 như: Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 6/4/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, Nghị định số 56/2020/NĐ-Cp ngày 25/5/2020 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài; Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữa nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19…; Các văn bản liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Ngân hàng như: Bộ Luật Lao động năm 2019; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ…; Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận của Cộng đồng ASEAN về thương mại, dịch vụ, đầu tư, thuế, hải quan, các thỏa thuận về kinh tế với Liên minh kinh tế Á – Âu, Liên minh Châu Âu, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương …;
Hai là, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế, đảm bảo hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ, đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý Nhà nước đối với hoạt động tiền tệ và ngân hàng.
Ba là, đẩy mạnh cải cách hành chính đảm bảo hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nhiệm vụ theo chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước và kế hoạch cải cách hành chính của NHNN giai đoạn 2016-2020 góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bốn là, tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, bám sát diễn biến kinh tế trong và ngoài nước để dự báo, đánh giá tình hình và kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng phù hợp, đảm bảo thanh khoản thị trường, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ ổn định và tạo điều kiện giảm nhanh hơn mặt bằng lãi suất. Theo dõi sát diễn biến thị trường để chủ động điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp. Tập trung chỉ đạo các TCTD triển khai quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-NHNN nhằm hỗ trợ kịp thời, hiệu quả hơn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất – kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN.
Năm là, tăng cường công tác thanh tra, giám sát; phòng chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng. Thực hiện quyết liệt và hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.
Sáu là, đẩy mạnh giáo dục ý thức và lợi ích của việc tôn trọng, tuân thủ, chấp hành pháp luật; xây dựng, bồi dưỡng, nhân rộng gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật trong ngành Ngân hàng; Tôn vinh những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật; tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân tuân thủ, chấp hành chính sách, pháp luật.
Cũng tại văn bản này, Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể lựa chọn trong các hình thức sau để triển khai Ngày Pháp luật năm 2020 hiệu quả, phù hợp với đặc thù của đơn vị như thực hiện phổ biến, tuyên truyền pháp luật thông qua các hình thức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, cung cấp tài liệu pháp luật, qua mạng internet; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong phổ biến giáo dục, pháp luật; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật; sử dụng hiệu quả mạng lưới thông tin cơ sở; thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật; tôn vinh tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật; Thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục trực quan về Ngày Pháp luật, chủ đề, khẩu hiệu Ngày Pháp luật năm 2020 qua hệ thống khẩu hiệu, bảng điện tử…; triển lãm tranh, hình ảnh, tư liệu về thực hiện pháp luật…
Các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2020 tổ chức thường xuyên, liên tục trong cả năm, đặc biệt trong tháng cao điểm từ ngày 15/10 đến ngày 15/11/2020.
NH
Xem thêm: 316814VBS=emaNcoDd?001mc/sknil/iv/latrop/retnecbew/nv.vog.vbs.www