Cảnh sát tuần tra trên đường phố ở Lille, Pháp để đảm người dân tuân thủ lệnh giới nghiêm phòng dịch COVID-19 ngày 17-10-2020 - Ảnh: REUTERS
Châu Âu đã ngăn chặn thành công đợt lây nhiễm đầu tiên nhưng một lần nữa, đang là trung tâm của đại dịch COVID-19 thứ hai với số ca nhiễm mới trong tuần qua trung bình mỗi ngày là 140.000 trường hợp, nhiều hơn số ca nhiễm mới của Ấn Độ, Brazil và Mỹ cộng lại.
Các nước châu Âu như Anh, Pháp, Nga, Hà Lan, Tây Ban Nha có dịch bệnh nặng nề hơn. Nhiều nước đã phải đóng cửa trường học, hủy các ca mổ chưa khẩn cấp do chính quyền phải khống chế sự hồi sinh của COVID-19. Một số quán rượu, nhà hàng cũng phải đóng cửa hoặc giới hạn số người mua sắm cùng lúc.
Theo Reuters, một số nước châu Âu có nguy cơ quá tải trong hệ thống y tế. Ngày 17-10, ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết Đức sẵn sàng hỗ trợ trong khả năng của mình nếu các nước láng giềng gặp khó khăn trong việc ứng phó với sự gia tăng nhanh số ca mắc COVID-19. Nhiều bang ở Đức đã đồng ý nhận bệnh nhân COVID-19 từ các nước láng giềng, trong đó có Hà Lan.
Cách phản ứng cho thấy các nước đang nỗ lực đẩy mạnh các biện pháp phòng dịch cá nhân, để tránh việc phải áp đặt lệnh phong tỏa trên diện rộng.
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kêu gọi thế giới đoàn kết chống COVID-19 vì một thế giới chia rẽ đã cản trở cuộc chiến chống đại dịch đồng thời cảnh báo cần phối hợp hành động để ngăn chặn nguy cơ hàng triệu người rơi vào cảnh nghèo đói.
TTO - Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 15-10 cho biết: Hợp tác quốc tế mạnh mẽ về vắcxin phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 là cách giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi của kinh tế thế giới.