Theo báo Lao động, đây 4 dự án BOT bị cho là "đặt nhầm chỗ". Phương án đưa ra giải quyết dứt điểm là Nhà nước sẽ mua lại để hoàn vốn cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, chỉ riêng 4 dự án trên ngân sách chi sẽ là hơn 9.000 tỉ đồng.
Vì sao có các trạm BOT "đặt nhầm chỗ?". Công bằng phải nói bản thân chủ đầu tư họ cũng không tự quyết định vị trí đặt trạm, mà phải có sự đồng thuận của cơ quan chức năng. Vì "đặt nhầm chỗ" khiến người dân bực xúc nhưng lại không thể di dời, hoặc muốn di dời, xoá trạm phải hoàn tiền cho nhà đầu tư.
"Có nên dùng ngân sách mua lại các dự án BOT hay không?" - đây là vấn đề được nêu ra với những ý kiến bình luận nhiều chiều, nhưng tựu chung lại là không nên.
Trên tờ Diễn đàn doanh nghiệp, đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình - ông Bùi Văn Phương khẳng định, đây là đề xuất vô lý. Vô lý vì quá trình đầu tư BOT chỉ do một bên doanh nghiệp ký kết với một bên quản lý dự án và những văn bản này đều được đóng dấu mật. Khi thua lỗ là lại xin, đòi tăng, ép nhà nước phải mua lại.
Đồng quan điểm, ông Lê Công Nhường - đại biểu Quốc hội tỉnh (Bình Định) cho rằng, các nhà đầu tư phải chấp nhận cuộc chơi theo quy luật thị trường là "lời ăn, lỗ chịu". Không thể có việc cố làm cho được dự án, bất kể hiệu quả đầu tư, tới khi bị phản đối, yêu cầu chấn chỉnh lại quay sang xin tiền ngân sách để mua lại.
Mới đây, Bộ GTVT đề xuất dùng ngân sách Nhà nước mua lại 4 trạm BOT. Ảnh minh họa - Dân trí.
Tiền ngân sách là tiền thuế của dân, lấy tiền ngân sách để trả cho chủ đầu tư một số dự án BOT giao thông khó thu phí vì đặt sai chỗ, không khác nào chủ đầu tư làm sai lại bắt dân phải chịu. Như vậy là không công bằng với người dân.
Về nguyên tắc, đầu tư các dự án BOT phải bảo đảm được lợi ích của cả ba bên: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Song hiện có khá nhiều dự án BOT giao thông lại chỉ đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp. Vì vậy, có chuyện nhiều nhà đầu tư rất hồ hởi làm BOT nhưng giờ sợ do vướng cơ chế, chính sách. Theo phân tích từ báo chí, đây chưa hẳn là nguyên nhân chính. Vấn đề nằm ở ỗ năng lực nhà đầu tư.
Các dự án luôn mong muốn tìm ra những nhà đầu tư đủ năng lực thực hiện như: Năng lực thi công, năng lực quản lý và năng lực về tài chính… Thực tế, năng lực tài chính của nhiều nhà đầu tư BOT rất yếu, phần lớn là vốn vay từ ngân hàng nên áp lực thu hồi vốn rất lớn. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc các trạm BOT "đặt nhầm chỗ" gây bức xúc dư luận, mất quá nhiều thời gian giải quyết để rồi có đề xuất Nhà nước phải bỏ tiền ra mua lại.
Chính vì thế việc siết chặt năng lực nhà đầu tư cũng chính là để không xảy ra những câu chuyện tương tự.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Xem thêm: mth.94880258081010202-gnohk-yah-nen-tob-ial-aum-ed-hcas-nagn-gnud-taux-ed/et-hnik/nv.vtv