vĐồng tin tức tài chính 365

Án nước ngoài-Luật ta: Mẹ nhẫn tâm bỏ đói con trong tủ suốt 6 tháng

2020-10-18 10:05

Những ngày qua, dư luận nước Nga đang dậy sóng trước vụ người mẹ nhốt con gái sơ sinh trong tủ quần áo và bỏ đói suốt 6 tháng. Khi được phát hiện, cô bé trong tình trạng sức khỏe yếu, người teo tóp. Dù bị bỏ đói từ khi sinh ra nhưng bé vẫn sống sót là vì được anh trai bí mật cho ăn sữa, đồ ăn thừa và uống nước. Tuy nhiên, cậu bé không tiết lộ chuyện này với người ngoài mà chỉ âm thầm giúp em.

Mẹ bé là Yulia, 37 tuổi, sống ở thị trấn Karpinsk, vùng Sverdlovsk (Nga). Đầu năm 2020, Yulia ly hôn chồng. Sau đó Yulia có thai bé gái với 1 người đàn ông đã có vợ. Yulia tự sinh con tại nhà vào tháng 4/2020 nhưng giấu kín thông tin. Không ai khác biết sự tồn tại của bé gái ngoài anh trai 13 tuổi.

Gần đây, Yulia mời bạn bè đến nhà dự tiệc. Một người bạn của Yulia đã phát hiện ra bí mật động trời này và báo cho cảnh sát.

Cảnh sát đã tiến hành khởi tố hình sự và tạm giam Yulia. Cô ta bị cáo buộc tội tra tấn trẻ em và đối mặt với 7 năm tù.

Pháp luật - Án nước ngoài-Luật ta: Mẹ nhẫn tâm bỏ đói con trong tủ suốt 6 tháng

Bé gái được tìm thấy trong tình trạng suy dinh dưỡng nặng.

Luật ta: Người mẹ phạm tội Ngược đãi con

Hiến pháp năm 2013 của nước CHXHCN Việt Nam quy định: “Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành những công dân tốt…”. Cụ thể hơn, luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và một số văn bản hiện hành khác có liên quan quy định khá đầy đủ, chi tiết quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con.

Gia đình là tế bào của xã hội, là tổ ấm của những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa các thành viên với nhau. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái không chỉ là tình cảm yêu thương gắn bó mà còn là ý thức và trách nhiệm.

Vợ, chồng có quyền đưa nhau ra tòa để ly hôn nhưng lại không có quyền chối bỏ trách nhiệm đối với con của mình, ngay cả khi hôn nhân không còn tồn tại. Theo đó, con có thể sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với cha mẹ của mình. Mọi thỏa thuận của cha mẹ liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Theo quy định tại các Điều 69, 71, 72 của luật Hôn nhân và Gia đình thì cha mẹ có các nghĩa vụ và quyền như thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức.

Ở đây, yêu thương không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của cha mẹ bởi sự gắn bó máu thịt. Sự công nhận của xã hội với mối quan hệ cha mẹ – con cái đòi hỏi cha mẹ phải bày tỏ tình yêu thương qua những hành động cụ thể, bằng sự chăm sóc, tạo mọi điều kiện tốt nhất về tài chính, thời gian, suy nghĩ cho con để con từ tình yêu thương ấy trưởng thành và là 1 người con ngoan, 1 công dân tốt.

Cha mẹ có nghĩa vụ bảo vệ và chăm sóc con cái khi con chưa thành niên, chưa có khả năng lao động, và ngay cả khi đã thành niên nhưng bị tàn tật…Đây không chỉ là luật định mà đạo đức con người cũng không cho phép lương tâm cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ đó. Khi con chưa thành niên, tức là chưa trưởng thành hoặc gặp những khiếm khuyết về thể chất, trí tuệ, cha mẹ là đối tượng đầu tiên có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho con. Khi con cái còn nhỏ, mọi nhu cầu sống cơ bản như ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khỏe…đều phụ thuộc vào cha mẹ, trừ trường hợp cha mẹ không có khả năng nuôi dạy trẻ.

Cha mẹ còn phải giám hộ hoặc đại diện cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

Có thể nói, yêu thương, chăm sóc con cái là điều kiện tiên quyết để hoàn thành trách nhiệm làm cha mẹ. Điều đó sẽ giúp trẻ em được lớn lên và phát triển một cách toàn diện.

Thế nên việc Yulia nhẫn tâm bỏ đói con mới sinh của mình trong suốt 6 tháng và nhốt bé trong tủ quần áo là điều không thể chấp nhận được. Luật đã quy định rõ cha mẹ không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Cho dù cô bé là con ngoài giá thú của Yulia nhưng cũng là giọt máu mà chị ta đã mang nặng đẻ đau. Lẽ ra ở hoàn cảnh đó, cô bé lại càng phải được mẹ yêu thương hơn, chăm sóc hơn để bù đắp cho bé sự thiếu hụt tình cha. Như thế mới đúng đạo làm người.

Tham chiếu quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, hành vi của Yulia có dấu hiệu phạm tội Ngược đãi con. Điều này thể hiện ở chỗ chị ta có hành vi đối xử tồi tệ về mọi mặt đối với con như: Không cho bé ăn, uống (sở dĩ bé còn sống là nhờ anh trai 13 tuổi bí mật cho bé uống sữa, đồ ăn thừa), nhốt bé vào tủ đựng quần áo tối tăm, thiếu không khí, không tắm rửa thường xuyên…Những hành vi này kéo dài trong suốt 6 tháng và chỉ bị phát hiện nhờ 1 người bạn của Yulia. Hậu quả là cô bé bị suy dinh dưỡng nặng.

Nếu bị xử lý theo điều luật này, với tình tiết tăng nặng là phạm tội đối với người dưới 16 tuổi (điểm a khoản 2), Yalia phải đối mặt với mức phạt từ 02 năm đến 05 năm tù.  

Vì còn quá nhỏ và sống phụ thuộc mẹ nên cậu con trai đã không tố giác sự việc. Hơn nữa, do cậu bé chưa đủ 14 tuổi (tuổi chịu trách nhiệm hình sự) và khoản 2 Điều 19 BLHS quy định người không tố giác tội phạm là con của người phạm tội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Không tố giác tội phạm, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII BLHS hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên vấn đề truy cứu trách nhiệm của cậu bé sẽ không đặt ra.

Ánh Dương

Xem thêm: lmth.024394a-gnaht-6-tous-ut-gnort-noc-iod-ob-mat-nahn-em-at-taul-iaogn-coun-na/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Án nước ngoài-Luật ta: Mẹ nhẫn tâm bỏ đói con trong tủ suốt 6 tháng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools