vĐồng tin tức tài chính 365

Nỗ lực xử lý nợ xấu trong nhiều năm có nguy cơ bị Covid-19 xoá bỏ

2020-10-20 18:35

Nỗ lực xử lý nợ xấu trong nhiều năm có nguy cơ bị Covid-19 xoá bỏ

Hoàng Thắng

(TBKTSG Online) - Nợ xấu nội bảng có thể tăng lên 3% vào cuối năm 2020 và 4% trong năm 2021 nếu thời hạn cơ cấu lại nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không được kéo dài.

Dịch Covid-19 khiến các ngân hàng phải tăng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro với các khoản vay. (Ảnh: Trọng Hiếu).

Những con số biến nói

Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về xử lý nợ xấu cho thấy, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng trong giai đoạn 2016-2020 đã được xử lý, kiểm soát ở mức dưới 3% và liên tục giảm qua mỗi năm.

Thời gianCuối năm 2016Cuối tháng 8-2017Cuối năm 2017Cuối năm 2018Cuối năm 2019Ngày 31-5-2020
Tỷ lệ nợ xấu2,46%2,45%1,99%1,91%1,63%1,86%

 

Ông Nguyễn Thế Huân, Thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng VietinBank, cho biết ngân hàng đã xử lý thu hồi hơn 28.000 tỉ đồng nợ xấu được xác định là nợ xấu theo Nghị quyết số 42.

Nhưng ông cũng cho biết, quy định pháp luật về xử lý nợ xấu nói chung và xử lý tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu nói riêng còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các ngân hàng xử lý nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu. Đặc biệt, tiến độ xử lí thu hồi nợ qua toà án rất chậm, thường kéo dài khoảng 12-18 tháng, thậm chí có vụ kéo dài nhiều năm.

Ngoài ra, khi ngân hàng đi thu hồi nợ mà không có sự hợp tác của khách hàng sẽ gặp rất nhiều kì khó khăn.

“Nếu kiện ra toà, ngân hàng gặp vô vàn khó khăn, rắc rối khi khách hàng tạo ra các tranh chấp mới, để trì hoãn, kéo dài nhằm buộc ngân hàng phải đưa ra những đề nghị có lợi cho họ như miễn, giảm lãi", ông Huân nói.

Nợ cũ chưa xử lý xong, nợ mới đã tới

Theo Chính phủ, dịch Covid-19 đang tác động trực tiếp đến tình hình hoạt động, chất lượng tài sản và kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng khi năng lực trả nợ đến hạn của khách hàng suy giảm, làm gia tăng nợ xấu toàn ngành.
“Dịch bệnh Covid-19 dự báo còn diễn biến phức tạp, khó lường và tiếp tục ảnh hưởng bất lợi đến phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng như kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 nói riêng", Chính phủ dự báo.

Một nghiên cứu do Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) thực hiện với 10 ngân hàng thương mại đang niêm yết trên hai sàn HNX và HOSE cho thấy, ảnh hưởng của Covid-19 đã được phản ánh một phần vào chất lượng tài sản khi giá trị nợ đã tái cơ cấu do dịch chiếm 2,1% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng tính đến hết tháng 6-2020. Theo đơn vị này, một số ngân hàng công bố tỷ lệ nợ đã tái cơ cấu đến cuối tháng 6 dao động từ 3% tới 4% tổng dư nợ, riêng VPBank ở mức 10,4%.

“Ảnh hưởng ban đầu của Covid-19 lên chất lượng tài sản thể hiện rõ rệt nhất ở tỷ lệ nợ xấu tính trên tổng dư nợ bình quân của các ngân hàng niêm yết, tăng từ 1,7% vào cuối 2019 lên 2,0%. Còn tỷ lệ nợ nhóm 2 tính trên tổng dư nợ cũng tăng từ 1,5% lên 1,7%”, VDSC cho biết.

Vì vậy, các ngân hàng tăng chi phí dự phòng khoảng 11,2% so với cùng kỳ sáu tháng đầu năm 2019. Tỷ lệ rủi ro tín dụng (LLR) trung bình – giá trị trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng/dư nợ cho vay khách hàng – vì vậy cũng tăng từ mức 83,1% ở thời điểm 30-6-2019 lên mức 87,5% ở thời điểm 30-6-2020.

Chia sẻ tại một hội thảo, TS Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng của BIDV, ước tính nợ xấu nội bảng sẽ tăng lên 3% vào cuối năm 2020 do ảnh hưởng của Covid-19. Năm 2021, tỷ lệ này có tăng lên 4% - xoá đi thành quả kéo giảm nợ xấu về dưới 3% từ năm 2015.

"Hiện nay, các ngân hàng vẫn còn có tiềm lực để xử lý nợ xấu nhưng năm tới thì sao? Việc Thông tư 01 sửa đổi cho phép giữ nguyên nhóm nợ đến khi nào sẽ là vấn đề. Nếu không cho phép giữ nguyên nhóm nợ thì chắc chắn nợ xấu sẽ tăng đột biến”, TS Cấn Văn Lực nêu vấn đề.

Theo ông Lực, nếu kéo dài thời gian cơ cấu lại nhóm nợ quá thì sẽ thiếu tính bền vững, khó đảm bảo lâu dài, nhưng nếu để thời gian ngắn quá sẽ gây cú sốc cho hệ thống khi nợ xấu tăng vọt. Do đó, ông Lực đề nghị kéo dài thời gian cơ cấu lại nhóm nợ đến cuối năm 2021, khi dịch có thể đã kết thúc, còn tiềm lực của doanh nghiệp, ngân hàng đã vững hơn.

Ông Trần Đăng Phi, Phó Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, cơ quan này đang phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành liên quan để sớm sửa đổi Thông tư 01. Mới đây, NHNN đã làm việc với Bộ Tài chính và hai cơ quan đã thống nhất cơ bản về định hướng sửa đổi Thông tư 01.

"Ngân hàng cũng là doanh nghiệp, khi thực hiện giãn, miễn, giảm lãi phí cho doanh nghiệp thì cũng phải tính bài toán tài chính để hoạt động ngân hàng an toàn, bền vững”, ông Phi cho biết.

Theo ông Phi, NHNN đang nghiên cứu để sửa Thông tư 01 một cách bài bản, căn cơ, bởi nếu hệ thống ngân hàng không an toàn bền vững thì sẽ gây hệ luỵ lớn cho nền kinh tế.

BOX
Tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 - không bao gồm nợ xấu được xử lý theo ba phương pháp: Sử dụng dự phòng rủi ro; Bán nợ cho VAMC thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt; Mua lại nợ xấu đã bán cho VAMC - được xử lý từ 15-8-2017 đến cuối tháng 7-2020 đạt trung bình khoảng 6.920 tỉ đồng mỗi tháng, cao hơn 3.400 tỉ đồng so với kết quả xử lý nợ xấu nội bảng trung bình tháng từ năm 2012–2017, theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
 

Xem thêm: lmth.ob-aox-91-divoc-ib-oc-yugn-oc-man-ueihn-gnort-uax-on-yl-ux-cul-on/956903/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nỗ lực xử lý nợ xấu trong nhiều năm có nguy cơ bị Covid-19 xoá bỏ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools