TBKTSG số 43-2020: Thị trường bất động sản – rủi ro thể chế
Tòa soạn TBKTSG
(TBKTSG Online) – Rủi ro cung cao, cầu thấp trên thị trường bất động sản trong những năm tới đã được cảnh báo. Cảnh tượng đó có thể giống giai đoạn 2009-2013, nhưng nguyên do thì khác nhau.
Theo tác giả Đặng Hùng Võ ở bài viết Mối nguy mới từ sự “sáng tạo” bất động sản trên TBKTSG sáng mai (22-10), nếu thị trường bất động sản tụt dốc trong giai đoạn trước là do lạm phát cao khiến dòng tiền ra thị trường bị ngăn lại thì lần này là do những dạng thức bất động sản kiểu mới (như condotel, officetel, shophouse…) phát triển nóng nhưng thiếu khung pháp luật làm chỗ dựa. Các nhà đầu tư dự án đã có thể dự đoán được hậu quả, nhưng mục tiêu của họ chỉ là bán được cho nhà đầu tư thứ cấp. Tình trạng tồn đọng, hay nợ xấu, hay “đô thị ma” lúc ấy đã rơi vào nhà đầu tư thứ cấp.
Trong khi đó, theo tác giả Trương Trọng Hiểu, nếu việc xác định giá đất đủ minh bạch, nếu mức giá do Nhà nước quy định tiệm cận với giá giao dịch trên thị trường thì dù đất có chuyển sang bất kỳ tay ai, người nhận đều phải trả đủ số tiền cần và đáng phải trả (bài tựa đề Nghịch lý giá đất và hệ lụy).
Các đề tài khác trên cùng số báo:
Chi không hết thì nên miễn thu (mục Ý kiến): Miễn thu kinh phí công đoàn cũng là một cách gián tiếp hỗ trợ người lao động. Vì doanh nghiệp có nhanh chóng hồi phục sau dịch Covid-19 thì mới có thể duy trì công ăn việc làm và mức thù lao cho người lao động.
Thu ít, chi nhiều nên Chính phủ còn phải vay nhiều hơn (Mai Khanh): Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy ngân sách nhà nước đã thâm hụt 138.000 tỉ đồng trong chín tháng đầu năm nay.
Làn sóng thứ hai của cổ phiếu ngân hàng (Hải Lý): Cổ phiếu ngân hàng trở lại đường đua không chỉ thúc đẩy thị trường chứng khoán mà còn là vùng trũng thu hút dòng vốn đầu tư nhàn rỗi trong xã hội.
Tạo cú hích cho thoái vốn từ Sabeco, Vinamilk (Thành Nam): Khi quy mô các cuộc IPO trong thời đại tiền rẻ đã lớn hơn trước nhiều thì càng cần có những đợt thoái vốn tầm cỡ làm cơ sở cho các tổ chức đầu tư, đối tác chiến lược quốc tế tìm đến.
Từ Rào Trăng 3 nhìn lại “loạn” thủy điện nhỏ (Tô Văn Trường): Lạm dụng dự án thủy điện nhỏ khiến lưu vực sông bị băm nát, rừng đầu nguồn bị phá hủy. Nguy cơ sạt lở không phải chưa từng được cảnh báo.
Có yên lòng thì mới dám đột phá (Tấn Đức): Để khuyến khích hàng lãnh đạo các cấp “dám nghĩ, dám làm”, dám đi đầu với những ý tưởng đột phá, trước hết, Nhà nước cần giúp họ cởi bỏ những mối lo bị kết tội nếu không may thất bại.
Mô hình tăng trưởng mới: TFP và năng suất lao động (TS. Võ Đình Trí): Chính phủ đang chuẩn bị phê duyệt kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất lao động. Kế hoạch này đặt nặng tầm quan trọng vào khoa học công nghệ, nhưng năng suất lao động còn phụ thuộc các yếu tố cũng quan trọng khác như giáo dục, thể chế, đầu tư nước ngoài có hàm lượng chất xám cao…
Kinh tế Việt Nam có tăng trưởng là nhờ tăng đầu tư (Bùi Trinh): Số liệu chín tháng năm 2020 cho thấy tăng trưởng GDP có được do tăng về đầu tư. Tăng trưởng dựa vào đầu tư công nếu không được kiểm soát và nâng cao hiệu quả đầu tư thì có thể gây ra những rủi ro như lạm phát, nợ nần.
Chuyển giao trong doanh nghiệp gia đình: Những câu hỏi đồng thời cũng là thách thức (Minh Tâm trao đổi với ông Trần Nam Dũng – Phó tổng giám đốc EY Việt Nam, về những vấn đề xung quanh việc chuyển giao quyền lực ở các doanh nghiệp gia đình).
Giải pháp gì cho kinh tế Đà Nẵng 2020 ảm đạm và thiếu cân đối? (Nguyễn Bảo Quốc): Đà Nẵng phụ thuộc quá nhiều vào du lịch nên khi xảy ra dịch Covid-19 hầu như chẳng còn gì để cứu nền kinh tế địa phương.
Phố đi bộ, kinh tế đêm và tư duy quản lý (Nguyễn Văn Mỹ): Phát triển kinh tế ban đêm không khó, bởi các nước trong khu vực đã làm từ lâu và rất thành công. Vấn đề vẫn nằm ở kiểu tư duy quản lý thấy cái gì hơi khác lạ thì ngại, thấy khó quản thì cấm.
Đối lập giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp (Linh Trang): Trái ngược với diễn biến trên thị trường trái phiếu chính phủ, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 9 vừa qua giảm 75%, chỉ bằng một phần tư so với tháng 8.
Nguồn cung cổ phiếu ồ ạt, thị trường liệu có mất cân bằng? (Thụy Lê): Dòng tiền từ kênh gửi ngân hàng và sự tham gia “đánh quả” chứng khoán của nhà đầu tư đã góp phần thúc đẩy đà tăng của thị trường cổ phiếu. Nhưng liệu nguồn vốn này có hấp thụ nổi lượng cung cổ phiếu ồ ạt hiện nay và sắp tới?
Không bảo mật được thông tin khách hàng thì khó chuyển đổi số (Hồ Hữu Tín - Lê Đức Quang Tú): Số hóa là cơ hội để các ngân hàng thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống. Nhưng các ngân hàng cũng buộc phải tính đến các giải pháp kiểm soát rủi ro, bảo mật thông tin khách hàng.
Nhận diện công ty đại chúng theo Luật Chứng khoán 2019 (Lưu Minh Sang): Luật Chứng khoán 2019 (hiệu lực từ ngày 1-1-2021) đã có hàng loạt sửa đổi liên quan đến loại hình công ty đại chúng. Đâu là những điểm pháp lý quan trọng để nhận diện công ty đại chúng?
Chứng khoán tuần qua: VN-Index vẫn đi lên bất chấp khối ngoại bán ròng! (Thanh Thủy).
Ngành gỗ đang phục hồi mạnh (Quốc Hùng): Những ngày gần đây, các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ lại cấp tập tuyển công nhân để kịp đáp ứng đơn hàng xuất khẩu đang tăng trở lại.
Phát triển năng lực Agile trong lãnh đạo doanh nghiệp (Vũ Tuấn Anh): Khái niệm “Agile” (khả năng linh hoạt, sẵn sàng đổi mới để thích ứng biến đổi, hướng tới những giá trị đột phá trong doanh nghiệp, hướng tới khách hàng, cộng đồng, xã hội) ngày càng được nhắc nhiều trong việc phát triển năng lực nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
Dược Hậu Giang: Miệt mài cải tiến để vươn xa hơn (Huỳnh Kim): Sau 46 năm, trong cuộc gặp gỡ với TBKTSG, Dược Hậu Giang có dịp ôn lại một chặng đường: ra đời trong kháng chiến, trưởng thành trong đổi mới và ngày càng gặt hái nhiều thành công.
Covid còn dài, hành động để sống chung và đón đầu (Thuận An): Tình hình sản xuất kinh doanh được dự báo phải tới đầu năm 2022 mới có thể hồi phục như thời điểm trước đại dịch Covid-19, nhưng doanh nghiệp cần hành động ngay bây giờ mới có thể sống sót và chờ đón cơ hội.
Càng khó khăn thì càng phải tạo ấn tượng tốt với du khách (Ngọc Thắng): Dù rất khó khăn trong giai đoạn hiện nay nhưng xin các nhà cung cấp dịch vụ du lịch cân nhắc để đừng phản ánh sự nản chí trong sản phẩm dịch vụ của mình.
Lại là chuyện thiếu quy trình (Đào Loan): Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa nhắc tới quy trình cách ly và công khai quy định phòng chống dịch bệnh. Thiết nghĩ những sự cố về thiếu quy trình cần được xem xét kỹ hơn cho việc điều phối hàng loạt kế hoạch mở cửa, kết nối thị trường hậu Covid.
Thị trường bất động sản toàn cầu đối mặt nhiều thách thức (Lạc Diệp): Bất chấp suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19, giá nhà tại các thị trường lớn tiếp tục tăng nhanh làm dấy lên những lo ngại cho thị trường bất động sản khi các chương trình kích thích kinh tế kết thúc.
Kinh tế thế giới sau đại dịch (Nguyễn Vũ): Theo tờ Economist, kinh tế toàn cầu những năm tới sẽ ít mang tính toàn cầu hóa hơn, ứng dụng kỹ thuật số nhiều hơn và cách biệt giữa các nền kinh tế sẽ lớn hơn.
Cầu thị? Rất cần thực sự cầu thị (Quỳnh Thư): “Đổi mới” không thể chỉ loanh quanh. Mong Bộ Giáo dục và Đào tạo thực sự cầu thị và có cách làm mới hiệu quả hơn trong việc soạn thảo và thẩm định sách giáo khoa.
Một “Think Tank” cho đồng bằng sông Cửu Long? (Anh Vũ): Ứng phó biến đổi khí hậu bằng can thiệp môi trường, liệu những phong trào như xây hồ chứa có giải quyết vấn đề một cách bền vững? Phải chăng đã đến lúc hình thành một Think Tank cho ĐBSCL?
“Biết chữ” đâu chỉ đơn thuần đánh vần, chấm câu… (Lê Hữu Huy): Theo nhà nghiên cứu ngôn ngữ học người Mỹ James Paul Gee, nếu như diễn ngôn nguyên sinh (primary discourses) được sử dụng qua lời nói trong những bối cảnh đối mặt trực tiếp và thân mật - có được một cách tự nhiên, thì diễn ngôn thứ sinh (secondary discourses) – sử dụng trong môi trường định chế như nhà trường, cơ quan, tôn giáo… - cần được hướng dẫn và dạy bảo.
Ký ức văn hóa trong tên đường phố (Lê Hải Đăng): TPHCM đang có nhu cầu chỉnh sửa hàng trăm tên đường. Việc xác lập địa danh vừa thể hiện tính lịch sử - văn hóa vùng đất vừa tạo giá trị trường tồn với thời gian là rất cần thiết.
Một lần nữa (Nguyễn Ngọc Tư): Con cái phải sống cuộc đời của chúng. Con cái chỉ trưởng thành khi ra khỏi vòng tay cha mẹ. Nhưng ở khoảnh khắc chia ly, bạn có cảm giác như vừa cắt rún nó thêm lần nữa.
Mời bạn đọc đón xem!
Xem thêm: lmth.ehc-eht-or-iur--nas-gnod-tab-gnourt-iht-0202-34-os-gstkbt/237903/nv.semitnogiaseht.www