Nguyên nhân là trình tự thủ tục thanh tra phức tạp, các phường thiếu công chức có chuyên môn về ATTP để thực thi nhiệm vụ. Qua thanh tra thí điểm từ năm 2019 đến nay, quận Thủ Đức đã phát hiện 500 cơ sở vi phạm (tỉ lệ gần 21% tổng số cơ sở được kiểm tra) nhưng chỉ có 176 trường hợp bị xử lý.
Lấy mẫu kiểm tra nhanh thực phẩm tại chợ truyền thống
Trước đó, UBND huyện Hóc Môn cũng báo cáo chỉ xử phạt được 5 cơ sở (tỉ lệ 0,7%) trong tổng số 709 cơ sở vi phạm. Nguyên nhân là do các cơ sở kinh doanh đường phố có quy mô nhỏ, thường xuyên thay đổi địa điểm và người, cán bộ tuyến xã ngại xử lý.
Trong khi đó, tỉ lệ xử phạt về vi phạm ATTP tại huyện Bình Chánh lại khá cao. Theo UBND huyện Bình Chánh, ở tuyến huyện, từ năm 2017 đến 9 tháng đầu năm 2020, tiến hành kiểm tra, hậu kiểm được 3.548 lượt. Trong đó, có 3.125 cơ sở đạt, 135 cơ sở vi phạm ở mức nhắc nhở, 288 cơ sở bị xử phạt, tổng số tiền phạt gần 1,7 tỉ đồng. Hiện đã có 257 quyết định được thi hành (đạt 89%), tổng số tiền thu phạt gần 1,1 tỉ đồng. Ngoài ra, thanh tra cấp huyện tại Bình Chánh đã tịch thu tiêu, hủy gần 22 tấn thịt heo đông lạnh; gần 8 tấn thịt heo và phụ phẩm; hàng ngàn con gà lông...
Theo ông Tăng Hữu Phong, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP, thực tế trên cho thấy tuy cùng thực hiện văn bản pháp luật nhưng kết quả tại các quận, huyện rất khác nhau. Do đó, trong điều kiện nhân lực thiếu, khó xin thêm biên chế thì phải tập trung vào công tác tổ chức và phối hợp thực hiện để đạt được hiệu quả trong quản lý.
Xem thêm: mth.67133112232010202-yl-ux-coud-gnohk-mahp-iv-mahp-cuht-os-oc-ueihn/et-hnik/nv.moc.dln