Trong số các ngân hàng nợ xấu gia tăng có cả những ngân hàng lớn như: Vietcombank, Sacombank, ACB, VPBank…
Nợ xấu nội bảng của ACB tại ngày 30/9 là 2.400 tỷ đồng, tăng tới 70% so với đầu năm. Hay tại Sacombank, nợ xấu nội bảng cũng đã tăng 19%.
Đáng chú ý, xu hướng tăng nợ xấu xuất hiện tại cả nhóm ngân hàng giảm trích lập dự phòng như MSB khi tổng nợ xấu tăng 30%, với hơn 1.700 tỷ.
Nhiều ngân hàng nhỏ, quy mô tầm trung cũng có nợ xấu tăng mạnh. Trong đó, trường hợp đặc biệt là Kienlongbank với mức tăng gấp 6,5 lần.
Tổng quan, nợ xấu của toàn ngành ngân hàng tăng 36% so với đầu năm, đạt khoảng 7.800 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng qua đó cũng tăng từ 0,79% đầu năm lên 1,01%.
Nợ xấu nhiều ngân hàng gia tăng. Ảnh minh họa - Dân trí.
Mặc dù nợ xấu có xu hướng tăng song đa số nhà băng vẫn đang kiểm soát tốt theo quy định. Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 8/2020, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống ngân hàng tiếp tục được duy trì ở mức dưới 2%.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, áp lực với các ngân hàng trong thời gian tới rất lớn khi Thông tư 01 quy định về cơ cấu thời hạn trả nợ sớm muộn cũng đến lúc phải hết hiệu lực.
TS. Phan Minh Ngọc, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng: "Thông tư 01 dù có được sửa đổi thêm một hoặc vài lần nữa thì chắc chắn sẽ phải đến lúc không thể, không còn lý do để sửa đổi nó, để nó hết hiệu lực. Lúc đó, nợ xấu sẽ buộc phải nổi lên với quy mô cao hơn nhiều so với con số "đẹp" báo cáo trước đó. Các ngân hàng lúc này sẽ phải đối mặt với khối nợ xấu đồ sộ".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.43484323172010202-gnat-aig-gnah-nagn-ueihn-uax-on/et-hnik/nv.vtv