Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ (phải) tại tọa đàm - Ảnh: N.DIỆP
Chương trình do báo Đại Biểu Nhân Dân tổ chức ngày 29-10.
Ông Thắng cho biết Quốc hội đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo cần rà soát quy trình, cần làm rõ hơn trách nhiệm hội đồng thẩm định sách giáo khoa, "làm sao để bộ sách khi được bộ trưởng ký phải đảm bảo chất lượng tốt nhất".
Năm học 2020 - 2021 là năm đầu tiên ngành giáo dục cả nước triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, được quy định trong nghị quyết số 88/2014/QH13. Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho biết thông qua các hoạt động giám sát, Quốc hội nhận thấy lộ trình ra bộ sách giáo khoa lớp 1 mới năm nay bị chậm, việc triển khai tập huấn cho giáo viên cũng chậm bởi dịch COVID-19.
Trong bối cảnh các địa phương tinh giản biên chế đã xảy ra hiện tượng thiếu giáo viên cục bộ, dẫn tới giáo viên phải kiêm nhiệm nhiều. Ngoài ra, giáo viên phải chịu áp lực của đổi mới giáo dục nên vất vả hơn bình thường. Giáo viên vùng sâu vùng xa còn gặp phải khó khăn do cơ sở vật chất trường học còn thiếu thốn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu thẩm định sách các vòng cần phải làm chặt hơn, hội đồng thẩm định phải tranh luận thấu đáo đến cùng với các tác giả sách giáo khoa. Sắp tới sẽ tăng cường kênh lấy ý kiến rộng rãi từ các thầy cô. Ngoài ra, các nhà xuất bản khi gửi hồ sơ sách giáo khoa lên hội đồng thẩm định cần phải thuyết minh về quá trình họ đã thực nghiệm sách thế nào.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Nguyễn Xuân Thành
TTO - Trong khi sách tham khảo tràn ngập các nhà sách và luồn lách vào nhà trường thì các chuyên gia giáo dục khẳng định trẻ lớp 1 không cần sách tham khảo.
Xem thêm: mth.6862800103010202-aohk-oaig-hcas-hnid-maht-gnod-ioh-meihn-hcart-or-mal-nac/nv.ertiout