vĐồng tin tức tài chính 365

Bộ Giáo dục ra thời hạn cho phương án chỉnh sửa bộ sách Cánh Diều

2020-10-31 20:35

Bộ Giáo dục ra thời hạn cho phương án chỉnh sửa bộ sách Cánh Diều

Đào Loan

(TBKTSG Online) - Vụ việc sách giáo khoa môn tiếng Việt lớp Một (lớp 1) của bộ sách Cánh Diều có những nội dung chưa phù hợp, đã gây xông xao và tạo ra nhiều cuộc tranh luận nhiều chiều trong xã hội trong thời gian qua, đang được Bộ giáo dục và Đào tạo giải quyết. Bộ đã yêu cầu Hội đồng thẩm định tổ chức rà soát, chỉnh sửa cho phù hợp. Phương án chỉnh sửa, hiệu đính phải báo cáo bộ trưởng xem xét, phê duyệt trước ngày 15-11 tới.

Từ sự cố này, nhiều người thắc mắc về việc tại sao cơ quan quản lý ngành giáo dục lại phát hiện vấn đề chậm, chỉ đến khi phụ huynh phản ảnh trên các phương tiện truyền thông thì bộ mới vào cuộc?

Đó có phải là do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ tập trung lấy ý kiến của những giáo sư đầu ngành về chuyên môn, giảng viên trường đại học... mà thiếu ý kiến của giáo viên, những người trực tiếp giảng dạy lớp và do thời gian tập huấn để giáo viên thông suốt về bộ sách mới quá ngắn, chỉ 2 ngày?

Niên học 2019-2020 này, có đến 5 bộ sách giáo khoa lớp Một được đưa ra cho các trường chọn để giảng dạy. Ảnh minh họa sách giáo khoa lớp Một. Ảnh: Đào Loan

Lời giải thích vì sao có đến 5 bộ sách lớp Một

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan này đã phê duyệt 5 bộ sách giáo khoa, với tổng số 46 quyển sách lớp Một của 9 môn học và hoạt động giáo dục để các địa phương, cơ sở giáo dục lựa chọn đưa vào giảng dạy. Sách giáo khoa môn tiếng Việt lớp Một của bộ Cánh Diều là một trong số 46 quyển sách được phê duyệt vừa qua.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam triển khai chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau theo cùng một chương trình thống nhất. Sách giáo khoa có vai trò là tài liệu để nhà trường, giáo viên nghiên cứu, xây dựng kế hoạch giảng dạy cho phù hợp.

Đây cũng là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện tổ chức biên soạn, phát hành sách giáo khoa theo hình thức xã hội hóa. Các bộ sách được phê duyệt dựa trên kết quả thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa gồm các nhà khoa học, các nhà giáo dục với 1/3 thành viên là nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy môn học này ở cấp học tương ứng.

Tất cả các quyển sách giáo khoa được bộ phê duyệt đều được các trường tổ chức cho giáo viên, tổ bộ môn nghiên cứu đề xuất, thành lập hội đồng đánh giá và quyết định lựa chọn phù hợp với điều kiện triển khai tại trường. Theo Bộ giáo dục và Đào tạo, điều này cho thấy sự thành công bước đầu của chủ trương xã hội hóa trong việc biên soạn sách giáo khoa, không còn sự độc quyền trong xuất bản, phát hành sách giáo khoa như trước đây.

Giữa tháng 11 báo cáo về chỉnh sửa sách Cánh Diều

Trước phản ảnh về việc sách môn tiếng Việt của bộ Cánh Diều, bộ sách do giáo sư Nguyễn Minh Thuyết chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm TPHCM phát hành có một số nội dung chưa phù hợp, thực hiện yêu cầu của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, Hội đồng Quốc gia Thẩm định Sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 đã làm việc với tác giả của bộ sách.

Hội đồng và tác giả đã thống nhất là sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp để chỉnh sửa cho phù hợp hơn. Chẳng hạn, thay thế những từ khó hiểu, ít dùng cho học sinh dễ tiếp thu; bổ sung các ngữ liệu để giáo viên có thể thay thế một số đoạn, bài đọc cho phù hợp với học sinh.

Hội đồng cũng đề nghị tác giả khi chọn bài văn thay thế không sử dụng truyện ngụ ngôn hoặc các bài, đoạn đa nghĩa mà lựa chọn các bài, đoạn trong kho tàng văn học Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu nhà xuất bản và tác giả xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính gửi Hội đồng thẩm đỉnh để báo cáo bộ trưởng xem xét, phê duyệt trước ngày 15-11 tới.

Chậm phát hiện vấn đề do đâu?

Trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành giáo dục diễn ra vào hôm nay (31-10), vấn đề trong bộ sách giáo khoa tiếp tục được đặt ra. Có đại biểu như bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long đặt ra một số vấn đề đáng quan tâm liên quan đến thẩm định, phát hiện các vấn đề của sách giáo khoa.

Theo đó, để hạn chế những vấn đề đã xảy ra trong thời gian qua và để có những đánh giá về sách tốt nhất, Bộ nên quan tâm đến việc lấy ý kiến rộng rãi từ bên ngoài. Thay vì tập trung lấy ý kiến của những giáo sư đầu ngành về chuyên môn, giảng viên trường đại học và giáo viên trong hội đồng thẩm định của bộ, cơ quan quản lý giáo cần quan tâm đến ý kiến của giáo viên, những người trực tiép giảng dạy lớp.

Bà Thanh cho rằng, đây là kênh thông tin rất quan trọng từ thực tế, giúp bộ và hội đồng thẩm định có thêm thông tin để lựa chọn sát hơn. Đây cũng là hình thức tuyên truyền để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của giáo viên trong việc nâng cao chất lượng sách giáo khoa.

Một nguyên nhân nữa khiến ngành giáo dục chậm phát hiện những điều chưa phù hợp trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp Một là do thời gian tập huấn cho giáo viên quá ngắn.

"Cá nhân tôi cho rằng, việc Bộ giáo dục và Đào tạo giao nhà xuất bản phối hợp tập huấn bồi dưỡng sách giáo khoa lớp Một cho một sở giáo dục và đào tạo không quá 2 ngày là quá ngắn, chưa đủ thời gian để báo cáo viên và học viên kết nối chia sẻ để làm rõ những điều trong sách cũng như cách tiếp cận và khai thác sách", bà nói.

Theo đó, chỉ khi được bồi dưỡng một cách khoa học, hợp lý về thời gian và chuẩn mực về phương pháp thì giáo viên mới phát huy được tính chủ động, sáng tạo khi giảng dạy bộ sách mới.

Một điều quan trọng nữa liên quan đến nội dung của sách giáo khoa, đặc biệt là sách cho học sinh tiểu học là ngữ điệu sách. Nội dung phải đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, ý nghĩa giáo dục tường minh thì bài học mới ấn tượng, giúp người học thực hành được những cảm xúc tích cực để bồi dưỡng tâm hồn học sinh.

"Học sinh tiểu học hiện nay rất thông minh và có điều kiện tiếp cận nhiều kênh thông tin. Nếu bài học không rõ ràng, không dễ hiểu, các em có thể hiểu theo các cách khác nhau dễ dẫn đến sai lệch trong nhận thức. Bộ cần quan tâm đến vấn đề này", bà Thanh nói.

Sinh viên sư phạm được hỗ trợ 3,65 triệu đồng/tháng

Từ ngày 15-11 tới, sinh viên sư phạm sẽ được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí và 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập.

Theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP, ban hành ngày 25-9-2020, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học. Sinh viên sư phạm cũng được nhà nước hỗ trợ 3,65 triệu đồng/tháng để chi trả phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.

Thời gian được hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định nhưng không quá 10 tháng/năm học.

Khi nhận những hỗ trợ này, sinh viên phải đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng, nếu không sẽ phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ. Trong đó, sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách nhưng không công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp, sinh viên không hoàn thành chương trình đào tạo, tự thôi học...

 

Xem thêm: lmth.ueid-hnac-hcas-ob-aus-hnihc-na-gnouhp-ohc-nah-ioht-ar-cud-oaig-ob/531013/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bộ Giáo dục ra thời hạn cho phương án chỉnh sửa bộ sách Cánh Diều”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools