vĐồng tin tức tài chính 365

Tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách TP Hồ Chí Minh: Động lực lớn nhưng đầy thách thức

2021-11-01 10:59

Mới đây, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến góp ý rộng rãi báo cáo công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 Chính phủ trình Quốc hội. Điểm nổi bật trong báo cáo này là tỷ lệ điều tiết để lại cho ngân sách TP Hồ Chí Minh trong năm sau dự kiến là 21%, tăng thêm 3% so với giai đoạn trước.

Trong bối cảnh chung của nền kinh tế, tình hình ngân sách hiện nay, theo nhiều chuyên gia đây là mức tăng phù hợp. Thành phố đang rất cần thêm nguồn lực để tạo động lực cho quá trình phục hồi, phát triển kinh tế.

Theo báo cáo, dự kiến tổng thu năm 2022, TP Hồ Chí Minh sẽ thu hơn 386.000 tỷ đồng, tăng hơn 21.000 tỷ so với năm 2021, trong đó, phần được hưởng theo tỷ lệ điều tiết mới 21% là hơn 41.000 tỷ đồng. Tương ứng, ngân sách thành phố tăng thêm gần 6.000 tỷ đồng.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP Hồ Chí Minh cho rằng, đây là một động lực lớn nhưng cũng đầy thách thức, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt dịch vừa qua.

Tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách TP Hồ Chí Minh: Động lực lớn nhưng đầy thách thức - Ảnh 1.

TP Hồ Chí Minh đang rất cần thêm nguồn lực để tạo động lực cho quá trình phục hồi, phát triển kinh tế. (Ảnh minh họa - Ảnh: NLĐ)

"Như vậy để lại cho ngân sách cho thành phố tăng thêm 3%, tức là khoảng gần 6.000 tỷ nhưng giao nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn thành phố phải tăng hơn 21.700 tỷ đồng. Đây là một chỉ tiêu rất khó khăn và thách thức cho thành phố. Do đó, vấn đề quan trọng là việc để lại ngân sách cho thành phố, nguồn lực đầu tư cho thành phố phải phát huy được hiệu quả", PGS.TS. Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP Hồ Chí Minh, nhận định.

Dự kiến, tổng vốn đầu tư ngân sách thành phố của năm 2022 là trên 51.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhu cầu đầu tư về hạ tầng, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế… của thành phố trong 5 năm tới cần ít nhất 670.000 tỷ đồng. Do đó, điều kiện cần là thành phố phải có kế hoạch triển khai chi tiết và phân bổ vốn đầu tư vào đâu cho hiệu quả nhất.

"Ví dụ như Nghị quyết 54, chuyển mục đích sử dụng đất lúa, quyết định chủ trương đầu tư nhóm A, hay vấn đề rà soát các tài sản công, các nhà ở công vụ của các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn thành phố mà bỏ hoang phí, lãng phí, thì cho thành phố thực hiện phối hợp bán đấu giá và thành phố được hưởng 50% tiền đất đó theo tinh thần Nghị quyết 54", PGS.TS. Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP Hồ Chí Minh, nhấn mạnh.

Theo phân tích, khi thành phố đầu tư một đồng ngân sách, sẽ huy động được 10 đồng vốn xã hội, tức hiệu quả gấp 3 lần. Do vậy, vòng quay vốn đầu tư ngân sách sẽ giúp lan tỏa vốn đầu tư xã hội, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp tăng các khoản thu ngân sách, từ đó tăng nguồn thu cho ngân sách trung ương.

Tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2022Tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2022

VTV.vn - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2022.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.27775729010111202-cuht-hcaht-yad-gnuhn-nol-cul-gnod-hnim-ihc-oh-pt-hcas-nagn-teit-ueid-el-yt-gnat/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách TP Hồ Chí Minh: Động lực lớn nhưng đầy thách thức”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools