vĐồng tin tức tài chính 365

Đồng bằng sông Cửu Long: Doanh nghiệp trầy trật khôi phục hoạt động

2021-11-02 12:32

Dịch vẫn len lỏi trong khu công nghiệp

Ngoài 4 ổ dịch được phát hiện ở Q.Cái Răng và Q.Ninh Kiều, ngành y tế TP.Cần Thơ còn phát hiện nhiều ca nhiễm COVID-19 tại hai doanh nghiệp (DN) thủy sản ở Khu công nghiệp Thốt Nốt (Q.Thốt Nốt) và Khu công nghiệp Trà Nóc 2 (Q.Ô Môn). 

Theo báo cáo của Sở Công thương TP.Cần Thơ, khi xét nghiệm định kỳ cho người lao động trong khoảng một tuần cuối tháng 10, đã có 181 ca mắc COVID-19 ở năm DN đang sản xuất.

Còn theo thống kê từ Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.Cần Thơ, tính đến 15g ngày 30/10, có 975 DN (83,48%) sản xuất đã hoạt động trở lại, tăng 698 DN so với ngày 11/10 và còn 193 DN (16,52%) chưa xây dựng kế hoạch tái sản xuất. Trong tổng số 72.812 lao động, có 48.302 người (66%) đang làm việc trong các DN và 24.511 người (34%) tạm nghỉ do dịch bệnh.

Từ ngày 1/11, TP.Cần Thơ siết lại các biện pháp phòng, chống dịch trong khu vực sản xuất, kinh doanh (trong ảnh: Một dây chuyền sản xuất của Công ty Caseamex) - ẢNH: TỪ NHÂN
Từ ngày 1/11, TP.Cần Thơ siết lại các biện pháp phòng, chống dịch trong khu vực sản xuất, kinh doanh (trong ảnh: Một dây chuyền sản xuất của Công ty Caseamex) - Ảnh: Từ Nhân

Trước tình hình dịch bệnh nêu trên, Sở Công thương TP.Cần Thơ đã có văn bản gửi chính quyền các địa phương và DN, yêu cầu đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong các DN sản xuất. Hiện có nhiều DN hoạt động lại nhưng không gửi thông báo cho cơ quan quản lý. Sở Công thương TP.Cần Thơ đề nghị UBND các quận, huyện phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và công tác triển khai các biện pháp bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19 trong DN. 

Cũng trong những ngày cuối tháng 10/2021, Sở Công thương TP.Cần Thơ đã phối hợp tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra, hướng dẫn định kỳ DN sản xuất có nhiều lao động (trên 100 người/DN) ngoài khu công nghiệp đang hoạt động sản xuất nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động, bao gồm phương án sản xuất, khu vực lưu trú tại nhà máy, việc tổ chức xét nghiệm COVID-19 cho công nhân…

Chiều 31/10, trao đổi với phóng viên Báo Phụ Nữ TPHCM, ông Hà Vũ Sơn - Giám đốc Sở Công thương TP.Cần Thơ - cho biết, đến nay, đã có trên 88% trong hơn 1.150 DN tái hoạt động. Đặc biệt, sau khi có Nghị quyết 128 của Chính phủ, công nhân các nơi cũng trở lại TP.Cần Thơ làm việc nhiều hơn. Địa phương đã triển khai đồng bộ các chính sách để hỗ trợ công nhân, người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo các nghị quyết của Chính phủ.

Gỡ dần nút thắt cho doanh nghiệp 

Hồi đầu tháng 10/2021, cộng đồng DN ở tỉnh Tiền Giang đã có văn bản gửi UBND tỉnh về kế hoạch phục hồi sản xuất trong từng giai đoạn. Ngày 19/10, 19 DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở tỉnh Tiền Giang đã có thư gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị tháo gỡ một số vướng mắc, khó khăn trong quá trình khôi phục hoạt động sản xuất sau dịch.

Các vấn đề được đề xuất gồm không bắt buộc sản xuất theo mô hình “ba tại chỗ” hoặc “một cung đường, hai điểm đến”; cho người lao động đang sinh sống tại vùng 1, 2, 3 đã được tiêm ít nhất một mũi vắc xin đủ 14 ngày được sử dụng phương tiện giao thông cá nhân và xe đưa đón để quay lại nhà máy sản xuất vào ngày 1/11 này. DN sẽ cung cấp danh sách và phương án phòng, chống dịch trong cơ quan cũng như cam kết của DN và người lao động.

Ngày 27/10, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang khẩn trương xem xét, giải quyết các kiến nghị của cộng đồng DN FDI tại tỉnh Tiền Giang, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128/NQ-CP, Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch và phục hồi việc sản xuất, kinh doanh. Nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, UB

Kể từ ngày 1/11, DN trong và ngoài khu, cụm công nghiệp ở tỉnh Tiền Giang có thể chọn một trong ba phương án sản xuất và chịu trách nhiệm về các phương án này, bao gồm phương án “ba tại chỗ”; tổ chức cho người lao động đi, về hằng ngày hoặc kết hợp hai phương án trên.

Đây là nội dung hướng dẫn thực hiện các phương án sản xuất, kinh doanh đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, do UBND tỉnh Tiền Giang vừa ban hành. DN được sử dụng người lao động đã tiêm hai mũi vắc xin hoặc mắc bệnh nhưng đã khỏi bệnh không quá 6 tháng và cư trú ở cấp xã được khoanh vùng cấp độ 1, 2.

“Ba tại chỗ” là phương thức an toàn

Gần đây, tại TP.Cần Thơ, số ca mắc COVID-19 (F0) ở mức ba con số/ngày, trong đó có các ổ dịch bùng phát tại các DN có đông người lao động. Do đó, từ ngày 1/11, UBND TP.Cần Thơ sẽ siết lại các biện pháp phòng, chống dịch trong khu vực sản xuất, kinh doanh.

Sau thời gian tạm ngưng hoạt động để phòng, chống dịch COVID-19, Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam (Khu công nghiệp Trà Nóc 2, Q.Ô Môn) tái hoạt động từ đầu tháng 10 nhưng vẫn chọn phương án “ba tại chỗ” dù 100% công nhân đã tiêm vắc xin mũi 1 và 60% đã tiêm mũi 2. Ông Nguyễn Phước Lộc - Phó giám đốc công ty - cho biết, sản xuất theo phương án này mới an toàn, còn cho công nhân đi lại tự do sẽ khó kiểm soát. “Một số DN cho công nhân đi, về trong ngày đã phải đóng cửa do có ca F0” - ông dẫn chứng.

Trong khi đó, giám đốc một công ty có nhiều nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu ở TP.Cần Thơ và Hậu Giang cho biết, đang đau đầu khi công nhân không chịu ở lại công ty để sản xuất “ba tại chỗ” như trước. Vừa rồi, công ty đã phải đóng cửa một nhà máy ở Q.Ô Môn do có ca F0 vì công nhân “đi đi về về”. “Công ty có nhiều nhà máy nên không ảnh hưởng đến chuyện thực hiện hợp đồng với đối tác nhưng sắp tới sẽ phải quay lại sản xuất “ba tại chỗ” - vị này nói.

Ông Trần Lê Bình - Phó giám đốc Sở Công thương TP.Cần Thơ - cho biết, DN không bị buộc phải sản xuất theo phương thức “ba tại chỗ” nhưng nếu DN tự nguyện áp dụng để đảm bảo an toàn thì sở đồng ý. Hiện nay, một số DN có trên 100 công nhân đang tiếp tục sản xuất “ba tại chỗ”.

Ông Võ Quốc Hùng - Phó Trưởng ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp TP.Cần Thơ - cho rằng, nếu công nhân được đi, về thì việc kiểm soát khó khăn hơn, nhất là các DN chế biến thủy sản, nơi có lượng công nhân đông. Do đó, DN phải xây dựng kế hoạch phục hồi sản xuất cũng như phương án xử lý khi có ca F0 để đảm bảo không đứt gãy chuỗi cung ứng.

Có nhiều phương án sản xuất để DN lựa chọn, gồm “ba tại chỗ”, “một cung đường, hai điểm đến”, “hai tại chỗ, một vùng xanh” nhưng theo ông Nguyễn Phước Lộc, mô hình “ba tại chỗ” vẫn an toàn nhất dù tốn nhiều chi phí. 

Bảo Phúc

Nếu DN có khó khăn về nhân sự (lao động kỹ thuật, chuyên môn, cán bộ quản lý) thì cơ quan có thẩm quyền xem xét và chịu trách nhiệm cho phép DN sử dụng lao động tiêm ít nhất một mũi vắc-xin qua 14 ngày. DN được lựa chọn quy mô sử dụng lao động phù hợp và bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.

Người lao động đáp ứng điều kiện phòng, chống dịch được di chuyển nội tỉnh bằng phương tiện cá nhân hoặc đưa đón tập trung do DN bố trí; nếu di chuyển liên tỉnh thì đưa đón tập trung hoặc di chuyển bằng phương tiện cá nhân khi có văn bản thông báo của UBND tỉnh Tiền Giang với các tỉnh, thành liên quan. 

Doanh nghiệp chấp nhận tốn thêm nhiều chi phí

Sau khi các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chuyển sang trạng thái “bình thường mới”, số lao động của hầu hết các DN ngành tôm tăng đáng kể. Nhưng, ngay trong thời điểm hồi phục và tăng tốc này, đã xuất hiện các ca F0 tại một số nhà máy chế biến tôm ở TP.Cà Mau, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Bạc Liêu. 

Theo ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta - và ông Võ Văn Phục - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam - sau khi tỉnh Sóc Trăng xuất hiện ổ dịch COVID-19 ở một công ty chế biến tôm, số lao động làm việc tại DN giảm đáng kể.

Ông Võ Văn Phục cho biết, những lao động làm việc từ trước dù đã được tiêm đầy đủ hai mũi vắc xin nhưng nay vẫn phải làm xét nghiệm định kỳ mỗi tuần/lần. Riêng số lao động mới được tuyển sau khi bỏ giãn cách, do chưa được tiêm vắc xin nên định kỳ ba ngày xét nghiệm một lần.

Chi phí cho việc xét nghiệm là rất lớn vì mỗi DN có vài ngàn lao động, nhưng nếu không làm thì nguy cơ trở thành ổ dịch là rất cao. Nhờ tăng cường công tác xét nghiệm ngay từ đầu và định kỳ nên hầu hết các DN đã phát hiện, kiểm soát tốt các ca dương tính ngay từ bên ngoài nhà máy, hạn chế phát sinh ổ dịch bên trong nhà máy.

Hiện tại, người dân được phép đi lại giữa các vùng xanh và vàng nhưng để phòng dịch, các nhà máy và khu công nghiệp chỉ tiếp nhận công nhân đi lại bằng phương tiện đưa rước theo đúng phương án “một cung đường, hai điểm đến”.

Ông Võ Văn Sơn - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Chế biến thủy sản và Xuất nhập khẩu Cà Mau (Camimex) - cho biết, đợt bùng phát dịch tháng Mười này là rất nguy hiểm, nên công ty chấp nhận trả chi phí 14 ngày cách ly cho người lao động trước khi vào nhà máy làm việc. Tuy nhiên, số lao động tuyển mới cũng không nhiều.

Ông Hồ Quốc Lực chia sẻ: “Trong điều kiện vừa sản xuất, vừa phòng chống dịch, mọi thứ đều thay đổi. Căng-tin ăn giữa ca phải được bố trí lại theo đúng khoảng cách an toàn; giờ làm, giờ nghỉ giữa ca của các phân xưởng cũng lệch nhau để tránh tập trung đông người. DN phải tăng suất ăn, bố trí nơi ăn nghỉ, tăng tiền thù lao “ba tại chỗ”, phương tiện đưa đón nên chi phí tăng lên rất nhiều”.

Ông Võ Văn Sơn than: “Dù đã chủ động xây dựng các phương án sản xuất nhưng khi dịch bùng phát trở lại, DN vẫn gặp không ít khó khăn, nhất là về nơi ăn, chốn ở cho công nhân và đặc biệt là quản lý lao động theo phương án “một cung đường, hai điểm đến”. 

Theo lãnh đạo các DN, ưu tiên tiêm vắc xin đủ mũi cho người lao động vẫn là biện pháp hữu hiệu để phòng, chống dịch COVID-19.

Xuân Trường

Từ Nhân

Xem thêm: lmth.6569441a-gnod-taoh-cuhp-iohk-tart-yart-peihgn-hnaod-gnol-uuc-gnos-gnab-gnod/nv.moc.enilnounuhp.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“ Đồng bằng sông Cửu Long: Doanh nghiệp trầy trật khôi phục hoạt động ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools