Covaxin - loại vắc xin do Ấn Độ sản xuất - hiện đang thử nghiệm lâm sàng trên người - Ảnh: Financerewind
Theo Hãng tin Reuters, quyết định này sẽ mở đường cho vắc xin Covaxin được chấp thuận ở nhiều quốc gia có thu nhập thấp. Ngoài ra, quyết định cũng giúp cho hàng triệu người Ấn Độ đã được tiêm vắc xin này có thể đi du lịch nước ngoài dễ dàng hơn.
Thông tin phê duyệt của WHO đăng trên tài khoản Twitter của tổ chức này cho biết, lợi ích của Covaxin vượt trội hơn đáng kể so với rủi ro, và vắc xin này đáp ứng các tiêu chuẩn của WHO về bảo vệ chống lại COVID-19. Tuy nhiên, WHO cho biết không có đủ dữ liệu để đánh giá về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin với phụ nữ mang thai.
Covaxin được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với 25.800 tình nguyện viên ở Ấn Độ. Công ty Bharat Biotech cho biết hiệu quả của vắc xin là 77,8% trong hạn chế các triệu chứng COVID-19.
Trước đó, trong tuần trước, nhóm cố vấn của WHO dự kiến sẽ đưa ra quyết định về Covaxin, nhưng đã yêu cầu Công ty Bharat Biotech làm rõ thêm một số nội dung trước khi đánh giá về rủi ro và lợi ích lần cuối của việc sử dụng vắc xin này.
Covaxin gồm 2 liều tiêm, liều thứ hai cách liều thứ nhất 4 tuần cho người từ 18 tuổi trở lên. Đây là vắc xin có giá bán cao nhất trong số các vắc xin COVID-19 do Ấn Độ sản xuất, với giá 16,42 USD/liều.
Đây là vắc xin ngừa COVID-19 thứ 7 được WHO công nhận, sau các vắc xin do các công ty Pfizer-BioNTech, Moderna, AstraZeneca, Johnson & Johnson, Sinovac Biotech và Sinopharm sản xuất.
Sự chấp thuận của WHO cũng có thể mở đường cho Ấn Độ tham gia cung cấp vắc xin cho cơ chế phân phối vắc xin công bằng cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình COVAX, do WHO khởi xướng.
Bharat Biotech bắt đầu chia sẻ dữ liệu với WHO từ đầu tháng 7-2021.
Cổ phiếu của đối tác Ocugen Inc có trụ sở tại Mỹ của Bharat Biotech đã tăng hơn 6% trong giao dịch trước thị trường sau quyết định của WHO.
TTO - Sản lượng vắc xin COVID-19 tăng vọt trong bối cảnh Ấn Độ đã tiêm ít nhất một liều cho hơn một nửa dân số trưởng thành, mở ra hy vọng quốc gia Nam Á sẽ sớm xuất khẩu vắc xin COVID-19 trở lại trong vài tháng tới.
Xem thêm: mth.68081150230111202-od-na-auc-nixavoc-91-divoc-augn-nix-cav-pac-nahk-teyud-ehp-ohw/nv.ertiout