vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao va chạm giữa tàu ngầm Mỹ và núi ngầm ở Biển Đông vẫn xảy ra?

2021-11-04 12:59
Vì sao va chạm giữa tàu ngầm Mỹ và núi ngầm ở Biển Đông vẫn xảy ra? - Ảnh 1.

Tàu ngầm tấn công nhanh lớp Seawolf USS Connecticut tại Căn cứ Hải quân Kitsap-Bremerton - Ảnh: Hải quân Mỹ

USS Connecticut là một trong ba tàu ngầm lớp Seawolf, thuộc loại tàu ngầm mạnh nhất và có khả năng hoạt động tốt nhất của Hải quân Mỹ, được chế tạo để săn tàu ngầm Nga ở vùng biển sâu.

Vậy làm thế nào một chiếc tàu ngầm được trang bị hiện đại lại đâm vào một ngọn núi dưới biển? Ông Bryan Clark, cựu sĩ quan tác chiến tàu ngầm của Hải quân Mỹ và chuyên gia quốc phòng tại Viện nghiên cứu Hudson, đã phân tích vấn đề này với Tạp chí Insider. "Rất hiếm khi điều này xảy ra" - ông Clark khẳng định.

Các tàu ngầm đều có những hải đồ tốt nhất về khu vực hoạt động, cung cấp thông tin chi tiết về độ sâu cũng như các rủi ro ở phía dưới mặt nước. Cho dù đó là một đường hầm xuyên biển hay một đống container bị chìm hay thứ gì đó, tàu ngầm đều được báo động để tránh các chướng ngại vật. 

Tuy nhiên đôi khi có những tình huống bất ngờ buộc tàu ngầm phải thay đổi kế hoạch, hoặc có khi hải đồ không được như ý muốn và cả do sai lầm của thủy thủ đoàn, vậy là tai nạn xảy ra,  ông Clark nhấn mạnh.

"Biển Đông là một môi trường hoạt động đầy thách thức đối với tàu ngầm vì (có nhiều khu vực) rất nông. Hạn chế về độ sâu có thể gây cản trở tàu ngầm hoạt động an toàn. Do đó, điều này dễ dẫn đến nguy cơ tàu ngầm bị phát hiện hoặc va phải vật gì đó. Chưa kể các hải đồ của một nơi như Biển Đông có thể không chi tiết như bạn muốn" - ông Clark phân tích.

Nếu không muốn bị phát hiện, tầu ngầm có khả năng ở gần đáy biển hơn và không dựa vào hệ thống định vị dưới mặt nước (sonar) đang hoạt động. Hệ thống sonar có thể cảnh báo tàu ngầm về bất kỳ mối nguy hiểm tiềm tàng nào, chẳng hạn như thủy lôi hoặc cảnh báo bất kỳ đối thủ tiềm năng nào trên đường di chuyển.

Vì vậy trong tình huống đó "tàu không thể trông đợi gì ở hoạt động của hệ thống sonar", ông Clark nói - "Và tất nhiên, tàu cũng không có dấu hiệu trực quan về những gì phía trước". 

Các tàu ngầm có hệ thống sonar thụ động và chỉ phát hiện được những thứ đang phát ra âm thanh. "Nếu tàu có thứ gì đó ở phía trước mà không gây ra tiếng ồn nào, chẳng hạn như một ngọn núi, tàu có thể không phát hiện được cho đến khi đụng phải", ông Clark giải thích. 

"Bạn có thể bật máy đo độ sâu của nước bên dưới con tàu. Máy có một chùm tia khá hẹp, vì vậy cũng không thể phát hiện được. Tuy nhiên, vấn đề là máy chỉ phát hiện độ sâu bên dưới con tàu chứ không phát hiện ra phía trước của con tàu", chuyên gia về tàu ngầm của Mỹ thông tin thêm. 

Cuộc điều tra tai nạn của tàu ngầm USS Connecticut vẫn tiếp tục và được chuyển cho tư lệnh Hạm đội 7.

Mỹ đưa máy bay dò phóng xạ đến Biển Đông sau sự cố tàu ngầmMỹ đưa máy bay dò phóng xạ đến Biển Đông sau sự cố tàu ngầm

TTO - Sau vụ va chạm bí ẩn của tàu ngầm USS Connecticut, Mỹ đưa 5 máy bay do thám, trong đó máy bay dò phóng xạ, đến Biển Đông dường như là để đánh giá nguy cơ rò rỉ hạt nhân.

Xem thêm: mth.20550641140111202-ar-yax-nav-gnod-neib-o-magn-iun-av-ym-magn-uat-auig-mahc-av-oas-iv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vì sao va chạm giữa tàu ngầm Mỹ và núi ngầm ở Biển Đông vẫn xảy ra?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools