Nguyên vật liệu như rau củ, tôm, gas… tăng giá tạo sức ép cho nhà hàng, quán ăn
Cũng theo Tổng cục thống kê, tháng 9-2021, nhiều mặt hàng thực phẩm như quả tươi, rau tươi-khô chế biến, đồ gia vị, hải sản tươi sống… có giá thành tăng so với tháng trước vì chi phí vận chuyển, bảo quản và nhu cầu tiêu dùng, tích trữ tăng cao.
Chi phí tăng 'bóp nghẹt' lợi nhuận
Anh Quang, chủ quán cơm văn phòng Hồng (TP. HCM) vui mừng tất bật chuẩn bị món ăn, nhân sự, sẵn sàng mở cửa hoạt động trở lại sau nhiều tháng đóng cửa vì giãn cách kéo dài. Tuy nhiên, như bao quán ăn khác, việc tìm nguồn cung nguyên vật liệu khiến anh gặp không ít khó khăn.
"Mình có nguồn bạn hàng riêng nhưng đợt rồi vận chuyển hạn chế nên họ cũng không cùng hàng liên tục như trước được", anh Quang lo lắng.
Háo hức niềm vui ngày được mở cửa hậu giãn cách, anh Lê Trọng Trí, quản lý quán ăn Hủ tiếu Nam Vang Thành Đạt (Q.1, TP.HCM) không khỏi trăn trở khi khó tìm nguồn cung nguyên vật liệu giá tốt.
Bên cạnh giá cả tăng do chi phí vận chuyển cao, Đà Lạt mưa nhiều, rau xanh chở bằng xe tải, hết bỏ ở xe này rồi phải dời qua xe khác, nên hư hỏng không ít. Vì thế nếu cần dùng 12kg rau xanh, quán phải đặt mua thêm 4kg để trừ hao.
"Sức mua dĩ nhiên không bằng như lúc trước. Nhưng chi phí nguyên liệu tăng từ 10-20%. Từ gia vị, dầu ăn, rau xanh, thịt heo, tôm, gas…cái gì cũng tăng. Ở nhiều tỉnh, giá gốc các loại rau củ, tôm…rất rẻ, nhưng do phí vận chuyển tăng nên tới TP.HCM mới cao. Chưa kể số lượng không ổn định, khi ít khi nhiều", anh Trí nói thêm.
Ổn định giá và nguồn cung nông sản
Nhiều doanh nghiệp cũng triển khai các chương trình hỗ trợ nhằm phân phối hàng hoá lương thực, thực phẩm đến với người dùng, từ đó góp phần kết liền và đẩy mạnh chuỗi cung ứng.
Điển hình, tháng 10-2021, Grab đã tái khởi động dự án GrabConnect nhằm kết nối nông sản, đặc sản an toàn, uy tín từ địa phương đến các cơ sở kinh doanh, người tiêu dùng khắp cả nước.
Thông qua dự án này, đơn vị hướng tới đáp ứng nhu cầu mua nông sản sạch cho người dùng cuối, đồng thời hỗ trợ tích cực cho các đối tác nhà hàng GrabFood và đối tác cửa hàng GrabMart trong hệ sinh thái Grab tìm nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng đảm bảo với mức giá hợp lý.
Tiếp cận nguồn nông sản chất lượng, giá tốt trên GrabConnect
Anh Quang, đại diện Cơm văn phòng Hồng, đối tác GrabFood, chia sẻ: "Mình có nguồn bạn hàng riêng nhưng đợt rồi vận chuyển hạn chế nên họ cũng không cung hàng liên tục như trước được.
Sau khi được hoạt động trở lại, mình được giới thiệu và thử đặt mua nguyên liệu trên GrabConnect. Mình khá bất ngờ vì hàng hóa tươi ngon, chất lượng mà giá lại hợp lý. Thêm nữa là giao tận nơi nên tiện lắm, nguồn hàng thì đa dạng, nên không lo thiếu hay hụt hàng".
Trong khuôn khổ chương trình, một loạt các nông sản từ nhiều địa phương được "lên app" từ các loại rau củ quả như dưa leo, bắp cải, cà rốt…, đến các thức trái cây đặc trưng từ các địa phương như xoài cát, dừa xiêm, hồng…
Các sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng cao, điển hình như rau củ do HTX Nông nghiệp Mỹ Thạnh (Long An) cung ứng, hay hoa quả do HTX Nông nghiệp Mỹ Lợi A, vùng nuôi trồng Tiền Giang cung ứng; các sản phẩm mật ong do HTX Phương Di (Gia Lai) cung ứng theo chương trình OCOP...
Thông qua dự án này, Grab mong muốn phát huy tối đa tiềm năng của một siêu ứng dụng đa dịch vụ, tối đa hóa lợi ích và nâng cao trải nghiệm cho người dùng. Đồng thời, góp phần duy trì chuỗi cung ứng hàng nông sản cho các đối tác đang hoạt động trên nền tảng của doanh nghiệp. Hướng đi này của Grab cũng là minh chứng cho nỗ lực đóng góp vào quá trình hồi phục kinh tế - xã hội của đất nước.